Kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ
Lao động nông thôn có việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề | |
Hà Nội ban hành quy định về bảo vệ môi trường làng nghề |
90% lao động có nghề sau khi đào tạo
Báo cáo với đoàn kiểm tra, đại diện Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ cho biết, để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp để nhân dân địa phương biết đến chính sách học nghề và hào hứng tham gia.
Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, huyện Phúc Thọ đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho từng phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
Đoàn kiểm tra của Thành phố Hà Nội do bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Phúc Thọ. |
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cũng được huyện Phúc Thọ đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú thông qua hội nghị, qua tuyên truyền vận động của các Hội, đoàn thể địa phương nhằm thu hút đông đảo lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.
Với những nỗ lực như trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Phúc Thọ đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2018, huyện đã tổ chức 37 lớp đào tạo dạy nghề cho 1.295 lao động với các nghề đào tạo như: Mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, may công nghiệp, chăn nuôi thú y, trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau hữu cơ, rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi lợn,…Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề của huyện đạt 90%.
Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Phúc Thọ đã tổ chức 36 lớp dạy nghề cho 1.050 lao động. Trong đó có 10 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 350 lao động, 20 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 700 lao động.
Trong quá trình tổ chức các lớp học nghề, ngoài việc kiểm tra của Ban Chỉ đạo, lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Phòng kinh tế, UBND các xã thực hiện giám sát, quản lý lớp học: Điểm danh học viên các buổi học, giám sát việc cấp, phát nguyên liệu phục vụ dạy và học, việc thực hiện chương trình theo hợp đồng, cấp chứng chỉ, giáo trình đào tạo, chi trả các chế độ cho học viên theo quy định hiện hành.
Sau khi làm việc với huyện, đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã tới khảo sát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học viên các lớp đã và đang được đào tạo nghề. Qua quá trình đào tạo, các học viên đã vận dụng có hiệu quả các kiến thức đã học vào phát triển kinh tế gia đình, góp phần nâng cao thu nhập.
Chị Đỗ Thị Phượng (sinh năm 1978), xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ cho biết, trước đây, chị đã tiếp xúc với nghề mộc, tuy nhiên tay nghề chưa cao dẫn đến thu nhập còn thấp. Chị Phượng tham gia lớp học Mộc dân dụng trong vòng 3 tháng (8-11/2018) nhằm nâng cao tay nghề.
“Bên cạnh việc được học nghề miễn phí tôi còn được nhận trợ cấp sau mỗi buổi học. Sau thời gian đào tạo tôi có mức thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng, tăng gần 2 triệu so với thời gian trước do tay nghề được nâng lên và làm được nhiều việc hơn”, chị Phượng cho hay.
Đoàn kiểm tra tiến hành khảo sát học viên tham gia lớp đào tạo năm 2018. |
Đánh giá cao lao động đã qua đào tạo, anh Đỗ Sơn, chủ cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ xã Liên Hiệp chia sẻ: “Hiện nay xưởng của của tôi đang có 21 lao động qua lớp đào tạo nghề. Sau khi qua đào tạo lao động có ý thức cao hơn, hiệu quả công việc tốt hơn, thêm được tư duy mới khi làm nghề. Do đó chúng tôi cũng phải tăng lương cho lao động, tính theo hiệu quả công việc thấp nhất ở mức 5 triệu/tháng, cao nhất là 12 triệu/tháng”.
Cần chủ động rà soát, nâng cao chất lượng đào tạo
Kết luận buổi kiểm tra, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác đào tao nghề cho lao động nông thôn của huyện Phúc Thọ trong thời gian qua. Theo đó, huyện Phúc Thọ đã có định hướng đúng đắn và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện được triển khai đồng bộ, bài bản, đạt hiệu quả.
Sự phối hợp giữa các phòng ban tương đối chặt chẽ. Mức độ tự tạo việc làm của lao động địa phương đảm bảo theo kế hoạch. Các nghề đào tạo đã dựa trên đặc điểm của địa phương.
Đặc biệt huyện Phúc Thọ đã có sự tiến bộ, đổi mới trong khâu khảo sát nhu cần việc làm của người lao động. Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội đánh giá cao việc huyện đã tiến hành khảo sát hơn 38.000 hộ dân, lọc ra được 3.426 lao động có nhu cầu học nghề và mở lớp cho 1.295 có nhu cầu cấp thiết. Đây là việc làm thể hiện sự sát sao, căn cơ, có trách nhiệm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bà con lao động nông thôn, sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Lao động đã qua đào tạo có mức thu nhập cao hơn so với trước đây |
Chỉ đạo nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhấn mạnh huyện Phúc Thọ cần tiếp tục chú trọng gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra đột xuất, bất ngờ các cơ sở đào tạo, học viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp hơn nữa.
Cùng đó, chính quyền địa phương cũng cần tiếp tục quan tâm, rà soát kế hoạch, xây dựng các chương trình đào tạo gắn với tình hình phát triển kinh tế và cơ hội việc làm sau khi dạy nghề, đảm bảo mục tiêu đào tạo đúng người, tránh sót người có nhu cầu để người lao động được hưởng lợi nhiều hơn. Có như vậy mới thực sự phát huy được ý nghĩa của chương trình là tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông thôn.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ thay mặt lãnh đạo huyện Phúc Thọ cho biết, trong thời gian tới, huyện Phúc Thọ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, huyện sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khảo sát, lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với đối tượng và phương hướng phát triển kinh tế của huyện để thu hút được đông đảo bà con tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Tin khác
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Việc làm 05/01/2025 15:50
Đồng bộ giải pháp phát triển thị trường lao động
Việc làm 31/12/2024 08:15
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Việc làm 29/12/2024 16:24