Lao động nông thôn có việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề
Sơn Tây: Tích cực đào tạo nghề cho lao động nông thôn | |
Hoài Đức chú trọng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho lao động nông thôn |
Hiệu quả thiết thực
Tiếp xúc với những học viên được đào tạo nghề, dễ dàng nhận thấy sự phấn khởi trên gương mặt mỗi người. Bởi chính từ các lớp dạy nghề này đã mang lại cho họ những công việc ổn định, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống.
Các lớp đào tạo nghề góp phần nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. |
Trò chuyện với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Ban (xã Tản Lĩnh) chia sẻ: Gia định chị vốn thuộc diện chính sách, trước đây khi chưa có nghề, chị chỉ ở nhà chăm con, làm nông nghiệp. Thu nhập của chị gần như không có, chỉ trông chờ vào vài sào ruộng.
Được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia học lớp May công nghiệp trong vòng 3 tháng (từ tháng 6-9/2018), chị Ban có công việc ổn định. “Trước khi học nghề, tôi hầu như không có khoản thu nào. Sau khi học nghề tôi được nhận làm việc luôn tại xưởng và có lương hằng tháng trang trải cuộc sống.
Ban đầu tay nghề chưa cao còn nhiều khó khăn, sau đó tôi cũng áp dụng kiến thức được học để nâng cao tay nghề, đến nay thu nhập của tôi cũng được vài triệu đồng/tháng”, chị Ban hồ hởi.
Cũng tham gia học lớp May công nghiệp như chị Ban, chị Nguyễn Thị Hồng (xã Tản Lĩnh) cho hay, sau khi được đào tạo nghề, chị đã tự tin may hoàn thiện sản phẩm thay vì chỉ may một công đoạn hay từng bộ phận của sản phẩm như trước. Quan trọng nhất, tay nghề nâng cao góp phần tăng năng suất lao động, do đó thu nhập của chị Hồng cũng được tăng lên, khoảng 6 triệu đồng/tháng.
Theo báo cáo kết quả thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của huyện Ba Vì: Năm 2018, huyện đã tổ chức được 51 lớp đặt hàng đào tạo nghề cho 1.721 học viên là lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 40 lớp với 1.336 học viên; nghề phi nông nghiệp là 11 lớp với 385 học viên.
Tỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề tại Ba Vì ở mức cao, với 1.710/1779 học viên có việc, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó: 191 lao động được bao tiêu sản phẩm, và 1.519 lao động tự tạo việc làm.
Đánh giá cao chất lượng lao động nông thôn sau đào tạo, chị Tạ Thị Diệu Hoa, đại diện Cơ sở sản xuất may xã Tản Lĩnh, chia sẻ: “Trước đây tôi cũng đã từng tham gia các lớp đào tạo nghề, sau đó mở xưởng sản xuất và nhận lao động của các lớp đào tạo về làm việc. Với đặc thù là sản xuất và may gia công nên nhu cầu tuyển dụng lao động để mở rộng sản xuất của xưởng là rất lớn.
Cơ sở chúng tôi đã tuyển dụng hàng chục lao động của các lớp đào tạo nghề. Nhìn chung, lao động có sự bắt nhịp rất nhanh và đáp ứng được yêu cầu công việc. Đối với những lao động có tay nghề tốt được trả lương trong khoảng 4-6 triệu đồng. Thời gian tới, chúng tôi vẫn có nhu cầu thuê thêm thợ và tuyển bổ sung lao động đã qua các lớp đào tạo”.
Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn nên thời gian qua, huyện Ba Vì đặc biệt quan tâm chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác này.
Để việc đào tạo nghề thiết thực, trước khi mở lớp dạy nghề, huyện đã tiến hành khảo sát nhu cầu nghề nghiệp của lao động địa phương, tránh tình trạng mở lớp ồ ạt, dàn trải không đạt hiệu quả. Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, huyện Ba Vì đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Các lớp đào tạo nghề huyện Ba Vì gắn với nhu cầu thực tiễn của địa phương. |
Để nâng cao nhận thức của người dân về việc học nghề, huyện Ba Vì đã quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề với nhiều hình thức đa dạng, phong phú điển hình như tuyên truyền công tác đào tạo nghề qua các hội nghị, các buổi khai giảng, bế giảng lớp đào tạo nghề cùng nhiều loại hình tuyên truyền khác.
Đáng chú ý, để đảm bảo gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, huyện Ba Vì đã giao Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các phòng, ban chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đặt hàng dạy nghề, hồ sơ mở lớp; trực tiếp giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng hoàn thành các lớp đào tạo. Đảm bảo tuyển sinh đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng nghề mà người lao động có nhu cầu.
“Không chạy theo số lượng, huyện Ba Vì xác định tập trung đào tạo nghề đạt hiệu quả cao nhất dựa theo nhu cầu nghề nghiệp của lao động nông thôn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát lại các nghề được người dân hưởng ứng.
Các lớp đào tạo nghề được mở trong năm 2020 sẽ theo hướng trọng tâm, trọng điểm, gắn với thực tiễn, điều kiện địa phương và các làng nghề được Thành phố công nhận” - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Việc làm 02/02/2025 21:10
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực
Việc làm 31/01/2025 18:42
Giải bài toán nguồn nhân lực
Việc làm 30/01/2025 09:16
Hà Nội: Gần 13.000 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng
Việc làm 23/01/2025 17:03
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Việc làm 23/01/2025 16:12
Cận Tết, nhu cầu tuyển dụng ngành dịch vụ tăng nhanh
Việc làm 18/01/2025 20:42
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%
Việc làm 15/01/2025 15:44
Nghệ An tổ chức "Ngày hội việc làm" năm 2025 trong ngày 8/2
Việc làm 10/01/2025 18:39
Giảm tỷ lệ thất nghiệp của cả nước
Việc làm 10/01/2025 11:26
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Việc làm 05/01/2025 15:50