-->

Ổn định cuộc sống nhờ có nghề

Với nội dung đào tạo bám sát thực tiễn, giảng viên tâm huyết, tận tình giúp hầu hết các học viên sau khi học xong đều nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng để áp dụng trong lao động sản xuất…có thể nói chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo bà con nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội về phát triển canh tác nông nghiệp, tạo mới việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Tỷ lệ trên 80% lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo ở các huyện, thị xã đã chứng minh rõ ràng tính thiết thực, hiệu quả của chương trình này. 
on dinh cuoc song nho co nghe Trồng cam chanh giúp người dân huyện Vũ Quang ổn định cuộc sống
on dinh cuoc song nho co nghe Trao tặng 25 căn nhà, giúp hộ nghèo tỉnh Thái Bình ổn định cuộc sống
on dinh cuoc song nho co nghe Nhanh chóng khắc phục hậu quả để ổn định cuộc sống
on dinh cuoc song nho co nghe
Nhiều lao động học nghề May công nghiệp có thu nhập ngay từ khi chưa tốt nghiệp. (Ảnh minh họa: Phương Ngân)

Nâng cao thu nhập nhờ được học nghề

Trước đây, kinh tế gia đình chị Nguyễn Thị Ban (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) rất khó khăn do chị Ban chỉ ở nhà trông con, làm ruộng, không có bất cứ khoản thu nhập nào. May mắn đã đến khi vào tháng 6/ 2018, chị Ban được chính quyền xã tạo điều kiện cho tham gia học lớp May công nghiệp theo chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Sau 3 tháng học nghề, chị được nhận vào làm việc tại một cơ sở sản xuất may ở ngay xã Tản Lĩnh, từ đó, hàng tháng chị có nguồn thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống. “Ban đầu tay nghề chưa cao, nhưng dần dần tôi đã áp dụng thành thạo hơn những kiến thức được đào tạo để nâng cao chất lượng và định mức sản phẩm, đến nay thu nhập của tôi cũng được vài triệu đồng/tháng”, chị Ban hồ hởi cho biết.

Có việc làm, có thu nhập nhờ được học nghề cũng là câu chuyện của nhiều nữ lao động ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức. Các chị em cho biết, ngay từ khi đang theo học lớp May công nghiệp (khai giảng ngày 30/8/2019, thời gian học 2,5 tháng), các học viên đã được một doanh nghiệp may mặc hứa nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

“Ngay trong thời gian đang đi học, chúng em đã được chủ doanh nghiệp giao may những sản phẩm đơn giản, có thu nhập tháng 3 - 4 triệu đồng nên em rất tự tin khi mình tốt nghiệp, thành thạo về tay nghề, năng suất lao động cũng như thu nhập sẽ được tăng lên” - chị Nguyễn Thị Huyền ở xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức chia sẻ.

Những người như chị Ban, chị Huyền là đối tượng được học nghề phi nông nghiệp theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều lao động nông thôn khác trên địa bàn các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội được đào tạo nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần phát triển canh tác nông nghiệp, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế gia đình.

Câu chuyện của Nguyễn Văn Giáp (thôn Đông Thủy, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn) là một ví dụ. Anh Giáp cho biết: "Sau 3 tháng học nghề trồng cây ăn quả theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tôi đã biết chiết ghép cành, phòng trừ bệnh, chẩn đoán bệnh để phun thuốc kịp thời. Trên diện tích 4.000m2 đất, gia đình tôi trồng 25 cây mít, vụ vừa rồi bán quả được 10 triệu đồng. Tới đây, 200 cây bưởi Diễn dự kiến sẽ bán được 20 triệu đồng...".

Gắn đào tạo nghề với phát triển kinh tế địa phương

Qua nắm bắt kết quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, tỷ lệ người lao động có việc làm sau học nghề ở hầu hết các địa phương đều đạt trên 80%, thậm chí có địa phương đạt tới 100%. Điển hình, tại huyện Ba Vì, năm 2018, huyện đã tổ chức được 51 lớp đào tạo nghề cho 1721 học viên là lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp là 40 lớp với 1336 học viên; nghề phi nông nghiệp là 11 lớp với 385 học viên.

Tỷ lệ lao động nông thôn được giải quyết việc làm sau học nghề là 1710/1779 học viên có việc, đạt tỷ lệ 96%. Trong đó, 191 lao động được bao tiêu sản phẩm và 1519 lao động tự tạo việc làm. Tại huyện Quốc Oai, năm 2018, huyện đã tổ chức được 56 lớp đào tạo nghề cho 1943 lao động, trong đó có 25 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 859 lao động, 31 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1084 người. Sau học nghề, 1943 lao động có việc làm và làm đúng nghề đào tạo, đạt tỷ lệ 100%.

Năm 2019, đến thời điểm này, huyện Quốc Oai đã tổ chức 45 lớp dạy nghề cho 1553 lao động, tăng 158 lao động so với kế hoạch trong đó có 24 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 840 lao động, đạt 126, 3% so kế hoạch; 21 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 713 người, đạt 97,7% so với kế hoạch. 100% lao động sau học nghề có việc làm và làm đúng nghề đào tạo.

Hay như tại huyện Mê Linh, năm 2018, huyện Mê Linh tổ chức được 35 lớp dạy nghề cho 1150 học viên, trong đó có 11 lớp dạy nghề phi nông nghiệp với 360 học viên, 24 lớp dạy nghề nông nghiệp với 790 học viên. Sau đào tạo nghề, tổng số 1011 người đã được giải quyết việc làm, trong đó có 719/790 lao động học nghề được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 91%; 292/360 lao động học nghề phi nông nghiệp được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ 81,1%.

Nhấn mạnh ý nghĩa và hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ thực tế đi khảo sát, nắm bắt tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận, thời gian qua, lao động nông thôn trên địa bàn các huyện, thị xã khá hào hứng với chương trình; các kiến thức người lao động thu lượm được từ khóa học rất bổ ích, được bà con ứng dụng hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, đoàn khảo sát cũng ghi nhận nguyện vọng từ người lao động, có mong muốn được học với thời gian kéo dài hơn, được học kiến thức nâng cao và gắn liền với thực tiễn hơn, được bao tiêu sản phẩm và có “đầu ra” ổn định…

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các huyện đạt hiệu quả, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn đề nghị các huyện, thị xã cần tiếp tục tăng cường công tác khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp để có chương trình đào tạo phù hợp, gắn kết người lao động học nghề và doanh nghiệp tuyển dụng ngay từ khi bắt đầu đào tạo, đảm bảo sau khi học nghề người lao động chắc chắn có việc làm, sản phẩm của người học nghề chắc chắn được doanh nghiệp đón nhận

Đặc biệt, bà Nhàn lưu ý các huyện, thị xã cần chú trọng gắn chương trình đào tạo nghề với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, quan tâm xây dựng các chương trình phát triển kinh tế lâu dài ở địa phương theo hướng ngành nghề mà bà con lao động nông thôn đã được đào tạo để có thể tận dụng được tay nghề, trình độ của người lao động và giúp người lao động có việc làm ổn định, lâu dài, có như vậy mới thực sự phát huy được ý nghĩa của chương trình là tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho bà con nông thôn.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Chiều 18/4, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Tòa nhà Việt Tower (số 1 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội), khiến hàng trăm người đang sống và làm việc trong Tòa nhà hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Hà Nội phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025 vào ngày 18/4

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại vườn hoa Phùng Khắc Khoan, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, với sự tham gia của khoảng 1.000 người và gồm nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các ngành kinh tế

Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2025 vừa được Cục Thống kê (Bộ Tài chính) công bố mới đây cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các ngành kinh tế.
Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Xem thêm
Phiên bản di động