-->

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!

(LĐTĐ) Mặc dù Hà Nội đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tận dụng “thời gian vàng” để đẩy lùi dịch Covid-19. Tuy nhiên, những ngày qua trên các tuyến phố của Thủ đô, lượng xe lưu thông vẫn khá đông. Điều này cho thấy còn tâm lý chủ quan, lơi là của một bộ phận người dân, nếu không tự điều chỉnh thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.
Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân Mục tiêu tối thượng là sức khỏe người dân Hàng quán vẫn ngang nhiên hoạt động, không tuân thủ giãn cách tại quận Thanh Xuân và Hoàn Kiếm

Người dân ra đường vẫn đông

Dịch Covid-19 làm xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội. Hà Nội cũng vậy, chưa khi nào ranh giới giữa lợi ích kinh tế và sức khỏe, tính mạng người dân lại được cân nhắc nhiều đến thế. Và giữa những sự lựa chọn này, ưu tiên sức khỏe, tính mạng người dân được đặt lên hàng đầu.

Để ngăn chặn dịch, Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố. Theo đó, người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Nhiều trục giao thông trên địa bàn Hà Nội lượng người và phương tiện đổ ra đường vẫn đông. (Ảnh: Đinh Luyện, chụp tại nút giao thông Ô Chợ Dừa sáng 11/8).

Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội, ghi nhận của phóng viên cho thấy, giao thông trên nhiều tuyến đường vẫn khá đông người và phương tiện. Cụ thể, tại các trục giao thông huyết mạch như: Quang Trung (Hà Đông), đường Láng đoạn giao với Ngã Tư Sở, Khâm Thiên, Ngã 6 Ô Chợ Dừa, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Tây Sơn… vẫn còn tình trạng người dân lưu thông ra đường đông. Điều này dấy lên lo ngại về sự lây lan dịch trong cộng đồng do việc giãn cách chưa được thực hiện triệt để.

Đáng nói, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội, nhiều phường, quận đã tăng cường lập chốt kiểm soát người dân đi lại. Những trường hợp ra đường không có lý do, không giấy tờ đều bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, lợi dụng lực lượng chức năng cắm ở các chốt mỏng, vẫn có một bộ phận người dân thiếu ý thức thực hiện hành vi luồn lách để né chốt. Chứng kiến những hành vi này, hẳn bất cứ ai cũng hiểu điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả phòng, chống dịch; một phần làm cho tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tiếp tục diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát, lây lan rộng.

Nhiều ý kiến cho rằng, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường Hà Nội đông như vậy đồng nghĩa với việc một bộ phận người dân thực hiện chưa đúng, chưa đủ các yêu cầu của Chỉ thị 17. Điều này có thể khiến sự cố gắng của cả hệ thống chính quyền Thành phố và những người dân có ý thức sẽ không đạt kết quả như mong đợi. Hơn hết, điều này cũng gián tiếp tăng áp lực và gánh nặng đẩy lùi dịch bệnh lên lực lượng y tế.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Trục đường Láng, các phương tiện lưu thông dù không tấp nập như trước thời điểm giãn cách song vẫn tương đối nhiều. (Ảnh: Đinh Luyện, chụp sáng 11/8)

Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm Đoàn Văn Việt cho biết, suốt thời gian qua, đội ngũ y, bác sĩ đều cố gắng phối hợp cùng với các cấp các ngành trên địa bàn tập trung khoanh vùng, dập dịch hiệu quả không để lây lan trong cộng đồng. Cứ mỗi lần có các trường hợp F0 thì 100% cán bộ, nhân viên y tế cùng vào cuộc nhanh chóng, với tinh thần làm việc gấp 2, 3 lần so với sức lực để thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần, các trường hợp nghi nghiễm… Làm việc với cường độ cao khiến không ít nhân viên y tế của Trung tâm ngất xỉu, phải truyền nước để phục hồi sức khỏe.

Tương tự, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình Bùi Văn Hào cho biết, để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, những ngày qua, lực lượng nhân viên y tế phải làm việc cật lực. Chỉ tính riêng ít ngày gần đây Trung tâm y tế quận Ba Đình đã xét nghiệm Covid-19 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Long Biên với số lượng lên đến hàng trăm mẫu.

Tăng cường xử lý nghiêm vi phạm

Được biết, với tinh thần quán triệt, thực hiện nghiêm, thực chất, hiệu quả, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu ở yên đó”, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2562/UBND-KT nhằm giảm lượng người ra đường, tận dụng khoảng thời gian “vàng” để thực hiện truy vết, khoanh vùng các ổ dịch và các nguồn có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Tăng cường kiểm soát lượng người, phương tiện ra đường thời điểm giãn cách là hết sức cần thiết. (Ảnh: Đinh Luyện)

Đặc biệt, để có cách hiểu thống nhất chung về vấn đề này, Hà Nội tiếp tục ra Thông báo số 577/TB-UBND về việc triển khai các chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 2562/UBND-KT, trong đó quán triệt tinh thần kiểm tra để phát hiện, nhắc nhở, kiến nghị xử lý các đơn vị cấp giấy đi đường không đúng đối tượng, không đúng mục đích trong thời gian giãn cách; yêu cầu các lực lượng thực hiện tốt, linh hoạt, tránh gây ùn tắc, mất an toàn trong phòng, chống dịch và trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân. Phải khẳng định đây là sự vào cuộc kịp thời, góp phần trực tiếp đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Thủ đô đồng thời kiên quyết xử lý vi phạm để sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Được biết, hiện Hà Nội đã xuất hiện không ít mô hình hay, hiệu quả trong phòng, chống dịch. Phát huy vai trò tự quản của nhân dân trong bảo vệ “vùng xanh” phòng, chống dịch Covid-19 tại thị xã Sơn Tây là ví dụ.

Tại các “vùng xanh” nơi đây, mỗi người dân, mỗi gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình, bảo vệ cộng đồng; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết; cài đặt ứng dụng Bluezone, NCOVI trên điện thoại thông minh, để góp phần truy vết các đối tượng F1, F2, F3 khi có các ca bệnh mới phát sinh…

Đặc biệt, trong “vùng xanh”, theo mô hình triển khai các tổ, nhóm tự quản được thành lập căn cứ theo số hộ từng ngõ, xóm dưới sự điều hành chung của ban lãnh đạo thôn, tổ dân phố. Mỗi tổ, nhóm tự quản thành lập một đội tự quản có tổ trưởng, tổ phó và các thành viên. Nhiệm vụ của đội tự quản là cử, phân công các tình nguyện viên tham gia trực các chốt bảo vệ “vùng xanh”; tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình thực hiện tốt giãn cách xã hội, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; kiểm soát tới từng hộ gia đình và thông tin kịp thời tới chính quyền cơ sở những người có biểu hiện ho, sốt, khó thở, người từ vùng dịch về; huy động các nguồn lực để giúp đỡ, chia sẻ những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình có việc hiếu, việc tang; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn...

Không tuân thủ giãn cách sẽ phải trả giá đắt!
Nhiều "vùng xanh" tại tổ dân phố trên địa bàn Hà Nội đang phát huy hiệu quả. Hơn lúc nào hết, người dân Hà Nội cần nêu cao tinh thần chung sức, đồng lòng, cùng nỗ lực để sớm chiến thắng đại dịch. (Ảnh: Đinh Luyện)

Tương tự, huyện Ba Vì cũng đang triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xóm tự quản an toàn phòng chống Covid-19”. “Xóm tự quản an toàn phòng chống Covid-19” do tổ tự quản an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại thôn xóm, khu dân cư trực tiếp giám sát, quản lý theo mô hình “3 lớp”, “4 tại chỗ”, để bảo vệ dân cư không để xảy ra lây nhiễm bệnh từ bên ngoài vào và lây nhiễm chéo trong địa bàn. Theo tìm hiểu, tính đến chiều ngày 8/8, toàn huyện đã có 1.809 mô hình tự quản được thành lập với 73.102 hộ gia đình tham gia, đạt tỷ lệ 88,3%.

Rõ ràng, trong lúc dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, khó lường, những biện pháp “mạnh” của Hà Nội nhằm kiểm soát dịch bệnh là rất cần thiết và cấp bách. Phải khẳng định, “thời gian vàng” giãn cách xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội.

Và hẳn nhiên, nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở và toàn thể người dân Thủ đô lúc này là chấp hành nghiêm nguyên tắc “người cách ly với người”, “ai ở đâu thì ở đó”… Chỉ có như vậy các đơn vị chuyên môn mới có điều kiện và thời gian để khoanh vùng, bóc tách hết mầm bệnh còn tiềm ẩn ra khỏi cộng đồng. Hơn lúc nào hết, mỗi người cần nâng cao trách nhiệm công dân, ý thức vì cộng đồng, biết tiết giảm nhu cầu, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, hạn chế tói đa việc ra đường khi không thực sự cần thiết để đồng hành cùng Thủ đô trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...

Tin khác

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã hoàn thành khoảng 2,219 triệu m2 sàn nhà, tương đương khoảng 14.984 căn nhà. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 29,1m2/người, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 28,8m2/người.
Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

Ấn tượng đêm khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025

(LĐTĐ) Mới đây, xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã tưng bừng tổ chức chương trình khai hội hoa xuân và khai trương năm du lịch 2025 tại khu vực Quảng trường Thống Nhất. Chương trình sẽ diễn ra xuyên suốt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

Giữ lửa cho nghệ thuật chèo truyền thống

(LĐTĐ) Những năm qua, cùng với sự phát triển của sân khấu chèo chuyên nghiệp, phong trào hát chèo trong quần chúng nhân dân cũng diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Hoạt động của các câu lạc bộ chèo góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật chèo truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động