-->

Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân

Ngày 10/8, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 577/TB-UBND về việc triển khai các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8/2021, trên các tuyến phố Thủ đô giao thông thông thoáng, người dân chấp hành việc kiểm tra theo quy định.
Ngày 10/8: Hà Nội xử phạt hành chính 1.012 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Ngày đầu Hà Nội siết chặt quy định về Giấy đi đường: Nhắc nhở để người dân hiểu, nghiêm túc chấp hành

Bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân

Ghi nhận của phóng viên tại một số tuyến phố trên địa bàn Thủ đô trong ngày 10/8, nhìn chung giao thông khá thuận lợi, đường vắng. Chỉ những người thật sự cần thiết và lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 mới ra đường.

Tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) phường Vĩnh Tuy đã có mặt tại từng chốt kiểm tra, quán triệt chủ trương mới của Thành phố, tất cả người dân tham gia giao thông đều được yêu cầu dừng xe để kiểm tra, trên tinh thần tạo mọi điều kiện cho người dân có việc cần thiết lưu thông trên đường, bảo đảm đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu...

Ông Trần Nam Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy cho biết, dù mật độ người và phương tiện lưu thông trên địa bàn phường hôm nay khá vắng, tuy nhiên lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát vẫn tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Chỉ những trường hợp đầy đủ giấy tờ theo quy định mới được qua chốt.

Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân
Chốt kiểm soát dich trên đường Láng Hạ.

Tương tự, mặc dù trên địa bàn có khá nhiều cơ quan, đơn vị, công sở nằm dọc tuyến đường, nhưng tại 2 chốt kiểm soát dịch trên phố Láng Hạ, lực lượng chức năng tại đây vẫn kiểm soát rất nghiêm ngặt. Trung tá Vũ Hữu Thái, Phó Trưởng Công an phường Thành Công (quận Ba Đình) cho biết, ngay khi có Thông báo mới của Thành phố, hệ thống loa phường, các nhóm Zalo khu dân cư, "Tổ Covid cộng đồng" đã kịp thời tuyên truyền cho người dân về chủ trương mới của Thành phố nên hôm nay không nhiều người ra đường, chính vì vậy thời gian kiểm tra tại các chốt diễn ra nhanh chóng, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân.

Theo anh Chiến (quận Thanh Xuân), người giao hàng thực phẩm, dù hôm nay quãng đường di chuyển qua khá nhiều chốt kiểm soát, nhưng các lực lượng thực hiện nhiệm vụ linh hoạt, không ùn tắc như hôm qua, xuấy trình giấy tờ chưa tới 1 phút đã được tạo điều kiện lưu thông, không tập trung đông người, sẽ bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân
Dù hôm nay có mưa, nhưng các lực lượng chức năng vẫn nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ.

Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch trên phố Nguyễn Chí Thanh, địa bàn phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, mới ngày hôm qua còn là điểm nóng, bởi lượng người lưu thông qua chốt khá nhiều. Các lực lượng dân quân, tổ dân phố, vừa tiến hành phân làn giao thông, vừa kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông, thì nay đã khác hẳn, đường phố thông thoáng, lượng người tham gia giao thông thưa vắng.

"Công an phường, y tế, cán bộ của UBND phường cắm chốt kiểm tra các phương tiện lưu thông. Các xe đều được yêu cầu dừng, tài xế và người ngồi trên xe đều phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định mới được qua chốt. Tuy nhiên, với những người ra đường với lý do không thiết yếu, vẫn phải xử lý nghiêm", ông Đỗ Công Hải, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh thông tin.

Tạo điều kiện tốt nhất

Sáng 10/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 577/TB-UBND về việc triển khai các chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 2562/UBND-KT ngày 7/8/2021.

Trên cơ sở thực tiễn triển khai tại các địa bàn và tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp và qua phản ánh của các cơ quan truyền thông, UBND thành phố làm rõ và yêu cầu thực hiện việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội theo Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.

Theo thông báo trên, UBND Thành phố yêu cầu UBND cấp phường, xã cần được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, theo hình thức trực tuyến, thư điện tử hoặc qua đường bưu điện, đảm bảo không tập trung đông người tại trụ sở.

Ghi nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân ngày hôm nay cũng khá thưa vắng. Không có hiện tượng chúc, xếp hàng dài làm thủ tục cấp xác nhận.

Anh Khoa (ngõ 477, Nguyễn Trãi) hôm nay đến làm giấy xác nhận đi đón người nhà ở viện, anh Khoa cho biết, thời điểm dịch bệnh như thế này, nếu không thực sự có việc phải ra ngoài, tốt nhất nên ở nhà cho an toàn. Ở nhà thêm 2 tuần nữa, cũng không quá ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Thay đổi, thực chất vì an toàn của người dân
Đường phố Hà Nội hôm nay khá vắng vẻ. (Ảnh Nam Nguyễn)

Ông Chu Xuân Sơn, Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Nam cho biết, tính từ hôm qua đến hôm nay, phường đã cấp giấy chứng nhận cho khoảng 100 đơn vị, các nhân có nhu cầu, công việc thưc sự thiết yếu như đi đón người nhà ở viện, đến thời hạn đi lấy thuốc, hoặc đơn vị trong diện thiết yếu đã quy định. Tất cả những trường hợp này chúng tôi yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương xác minh tính hợp lý của danh sách trong giấy đi đường, không phải là cứ kê khai là được đóng dấu. Điều này để ngăn chặn các cá nhân, tổ chức kê khai không đúng.

Tương tự, tại trụ sở UBND thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, trong sân trụ sở chỉ có vài chiếc xe máy của người dân đến làm thủ tục cấp giấy đi đường.

"Theo quy định, đối với các trường hợp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động cần bố trí nhiều lao động đến làm việc, UBND thị trấn chủ động phối hợp, cử cán bộ xuống làm việc trực tiếp với đơn vị tại địa điểm để thống nhất phương án sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và xác nhận danh sách người lao động cần lưu thông trên đường, làm cơ sở để thủ trưởng, người đứng đầu đơn vị cấp Giấy đi đường cho người lao động. Xác nhận của UBND thị trấn sẽ được thông báo cho người dân và trả hồ sơ trong ngày", ông Dương Anh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Đình cho hay.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Nhằm nâng cao hiểu biết cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị doanh nghiệp.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.

Tin khác

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Sóc Sơn, Nội Bài, Kim Anh, Đa Phúc và Trung Giã.
Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Sáng 19/4, huyện Quốc Oai tổ chức Hội nghị trực tiếp tại hội trường Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và trực tuyến tại các xã, thị trấn để triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp

Quận ủy Bắc Từ Liêm cho biết, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận sẽ còn 5 phường trên cơ sở sắp xếp 13 phường hiện tại.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh

Sáng 19/4, huyện Đông Anh đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Đông Anh. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 24 điểm cầu trên địa bàn huyện.
Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ứng Hòa vừa ban hành kế hoạch số 142/KH-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, theo chỉ đạo của Trung ương, sẽ giảm khoảng 70% xã, phường. Nội dung được lấy ý kiến Nhân dân là phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, xã mới sẽ hình thành trên địa bàn và dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới.
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Xem thêm
Phiên bản di động