--> -->
Dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô

Khi chính quyền 3 địa phương cùng đẩy mạnh quyết tâm

Ngày 25/6, tại 4 địa điểm của thành phố Hà Nội và hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã đồng loạt diễn ra Lễ khởi công Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Tại đây, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, đối với dự án trọng điểm quốc gia này phải về đích đúng thời hạn, không được đội vốn, không để xảy ra mất an toàn lao động và đảm bảo yếu tố môi trường, cảnh quan.
"Vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp" đảm bảo tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4 Huy động mọi nguồn lực, hoàn thành Dự án đường Vành đai 4 đúng tiến độ Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Khi chính quyền 3 địa phương cùng đẩy mạnh quyết tâm
Lãnh đạo 3 địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tại Lễ khởi công Dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô.

Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, thế nên khi Thủ tướng ký Quyết định thành lập Vùng Thủ đô Hà Nội năm 2008, gồm 10 tỉnh, thành (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Nam), việc đầu tiên phải xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó giao thông là lĩnh vực mang tính mở đường, tạo đòn bẩy đột phá. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, vài ba năm lại đây, Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô mới được khởi động và chính thức khởi công vào ngày 25/6.

Với phương châm “thần tốc”, chỉ trong vòng 1 năm kể từ ngày Quốc hội thông qua Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 về chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4-Vùng Thủ đô, toàn hệ thống chính trị, chính quyền của Thủ đô Hà Nội, hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã vào cuộc tích cực để triển khai dự án.

Trong đó, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là ưu tiên hàng đầu. Muốn giải phóng mặt bằng nhanh, đòi hỏi công tác truyền thông và dân vận phải khéo. Vì chỉ khi dân hiểu, dân tin, chính sách đền bù thỏa đáng thì người dân sẽ tự nguyện di dời, nhường đất cho Nhà nước làm dự án. Với cách làm bài bản, khoa học, hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân… có thể nói đây là một trong những dự án nhận được sự đồng thuận rất cao của người dân. Bằng chứng, chỉ trong vòng 1 năm trên toàn tuyến nơi dự án đi qua, công tác giải phóng mặt bằng đã khoảng 84%.

Khi chính quyền 3 địa phương cùng đẩy mạnh quyết tâm
Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh sẽ có gắng hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% để đẩy nhanh tiến độ thi công

Để đảm bảo 100% mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thi công, các địa phương đang tiếp tục thực hiện nốt công tác giải phóng mặt bằng. Được biết, ngoài báo cáo bằng văn bản liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng, lãnh đạo cao nhất các địa phương còn lập nhóm chỉ đạo cập nhật công tác đền bù, giải phóng mặt bằng từng ngày, từng giờ.

Ví dụ, tại Hưng Yên, Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp lập các nhóm liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án từ cấp tỉnh, sở, ngành, huyện, thậm chí cả cấp xã. Có vấn đề gì phát sinh lãnh đạo cao nhất của tỉnh sẽ giải quyết ngay.

Với cách làm quyết liệt, khoa học, hiệu quả, chúng ta tin trong thời gian ngắn nhất, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh sẽ có 100% mặt bằng sạch cho nhà đầu tư thi công. Vấn đề còn lại, phụ thuộc vào công tác quản lý, đôn đốc, giám sát để các nhà đầu tư thi công đúng tiến độ, giảm tối đa việc đội vốn như tinh thần mà Thủ tướng nêu. Đồng thời, làm tiền đề tiếp tục nghiên cứu tiền khả thi việc lập dự án xây dựng đường vành đai 5- Vùng Thủ đô để tạo một hệ thống giao thông kết nối, lan tỏa, đồng bộ, góp phần đưa toàn Vùng Thủ đô từ năm 2030 trở đi phát triển xứng tầm đất nước và khu vực.

L.Hà

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động