--> -->

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Công tác giải phóng mặt bằng Dự án Vành đai 4 hiện được triển khai tới đâu? Năm 2024, tiếp tục giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân Giải phóng mặt bằng: “Chất xúc tác” cho đường sắt đô thị và khu vực TOD phát triển

Còn nhiều rào cản

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường.

Giải phóng mặt bằng là
Công tác GPMB tại Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai linh hoạt, sát thực tế, nhờ vậy đã thu được kết quả tích cực, giúp nhà thầu có mặt bằng sạch để thi công, qua đó đảm bảo tiến độ đề ra.

Tại các đô thị lớn, việc phát triển theo mô hình TOD đóng vai trò đặc biệt quan trọng. TS Lê Chính Trực - Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có diện tích tự nhiên 3359,8km2 với quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người sẽ hình thành đô thị cực lớn. Do vậy, việc xây dựng Thành phố theo hình thức TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường, giảm khoảng cách đi lại giữa nơi ở với nơi làm việc, các cửa hàng, giảm đô thị hóa tràn lan… Ngoài ra, làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm giao thông cá nhân, ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm việc, giải trí.

Đáng chú ý, trong các dự án phát triển hạ tầng liên quan đến TOD thì công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đóng vai trò hết sức quan trọng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho rằng, để hoàn thiện đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035 thì cần đi theo 5 lĩnh vực trọng yếu bao gồm: Quy hoạch; Thu hồi đất, GPMB; Huy động nguồn lực từ đất đai; Tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ; Mô hình tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

Trong đó, công tác GPMB, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… Thực hiện tốt công tác GPMB góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng. Bên cạnh đó, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo của người có đất bị thu hồi.

Tuy nhiên, xét trên nhiều góc độ, công tác GPMB tại các dự án hiện nay đang gặp phải những vướng mắc nhất định. Ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức cũng chỉ ra, hiện nay tại các dự án, các vướng mắc về đất đai, quy hoạch là phổ biến. Trong đó, công tác GPMB thường chịu chung cảnh chậm và khó. Chậm vì vướng các thủ tục và quy trình đầu tư nhiều bước, chậm vì phải xác định nguồn gốc đất và đặc biệt là chậm vì cơ chế phối hợp và thẩm quyền xử lý phân tán…

Giải phóng mặt bằng là
GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, khi GPMB cần tạo sự đồng thuận trong cộng đồng.

Chia sẻ quan điểm trên khía cạnh pháp lý, Luật sư Lê Nết - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng, GPMB càng chậm thiệt hại càng lớn. Bản chất của quá trình GPMB là luôn biến động tùy thuộc vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, các quy định hiện nay của Luât Quy hoạch chưa xem xét đến việc thực hiện dự án TOD có thể gây cản trở tới vấn đề GPMB.

Ví dụ, nếu đằng sau khu vực ga Hà Nội được quy hoạch để xây dựng khu vực TOD (tòa nhà văn phòng, chung cư tái định cự tại chỗ cho toàn bộ người dân giữa Ga 11 và Ga 12 tuyến số 3), thì nếu nhiều người dân họ muốn được nhận 100 m2 căn hộ (thay vì 60 m2), tất yếu sẽ dẫn đến tăng chiều cao các khu chung cư tái định cư. Trong khi đó, quy hoạch đô thị yêu cầu phải có mảng cây xanh, gần khu phố cổ thì phải hạn chế chiều cao v.v. sẽ dẫn đến khó thảo luận với người dân về phương án di dời hay đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn đến chậm trễ dự án.

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 18 Luật Quy hoạch, để lập quy hoạch cấp tỉnh thì cần phải qua 9 bước. Dĩ nhiên, đến khi sửa đổi, bổ sung quy hoạch cũng phải qua 9 bước đó. Do vậy, nếu không có một cơ chế riêng, linh hoạt đối với dự án TOD được phản ánh trong Luật Quy hoạch, sẽ khó tìm ra giải pháp đạt được tiến độ hoàn thành GPMB trong thời hạn yêu cầu.

Gỡ khó cách nào?

Thực tế, việc tháo gỡ khó khăn liên quan đến công tác GPMB đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần đưa dự án hạ tầng “về đích” đúng hạn. Hiến kế cho công tác này, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho rằng, hoàn toàn có thể triển khai song song công tác bồi thường GPMB đối với công tác lập dự án thành phần GPMB.

Theo ông Đỗ Đình Phan - Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, tại Dự án Vành đai 4 thì việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án thành phần GPMB thường sẽ triển khai nhanh hơn so với việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư do không có yếu tố kỹ thuật phức tạp, không phải thỏa thuận với nhiều đơn vị quản lý, khối lượng công việc ít hơn… dẫn đến rút ngắn được thời gian thực hiện.

Giải phóng mặt bằng là
Luật sư Lê Nết cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB cần tiến hành song song các bước. Đặc biệt là cần có một cơ chế riêng, linh hoạt đối với dự án TOD.

Đặc biệt, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ GPMB hoặc chủ đầu tư dự án thành phần GPMB trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB chung của các dự án. Tạo được quỹ đất sạch trước khi trao thầu xây dựng.

“Việc tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay khi chủ trương được duyệt sẽ tranh thủ được thời gian chuẩn bị dự án, giúp GPMB đi trước một bước, đồng thời trong việc triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của từng địa phương cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân, trong đó thành phố Hà Nội chọn những khu tái định cư có điều kiện mặt bằng, giao thông thuận lợi, tốt nhất cho người dân; các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến cuộc sống, sinh kế của người dân trong diện di dời với mục tiêu nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ để người dân yên tâm sinh sống và làm việc và ban hành bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện dự án…” - ông Đỗ Đình Phan hiến kế.

Ông Lê Nết cho rằng, quy hoạch đã chậm, đầu tư công đã chậm, mà quy trình đền bù GPMB cũng không nhanh được, dẫn đến chậm giải ngân và chậm thực hiện dự án. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB cần tiến hành song song các bước. Đặc biệt là cần có một cơ chế riêng, linh hoạt đối với dự án TOD.

Giải phóng mặt bằng là
Công tác GPMB triển khai hiệu quả sẽ giúp các dự án liên quan đến phát triển đô thị sớm "về đích".

Nêu quan điểm về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, pháp luật đất đai cần quy định cụ thể về phạm vi thực hiện quyền bề mặt của mỗi thửa đất để minh bạch phạm vi thực hiện quyền bề mặt và xác định rõ ràng mức bồi thường đối với không gian bên trên và bên dưới thửa đất. Đến nay, luật pháp chưa thống nhất cách tiếp cận cũng là một trở ngại pháp lý cho phát triển đô thị, nhất là các đô thị dạng nén.

Rõ ràng, từ thực tế cho thấy công tác GPMB đang gặp phải những vướng mắc nhất định, đặc biệt nếu công tác này bị chậm sẽ kéo theo những hệ lụy khiến các dự án trì trệ, không đạt tiến độ. Bởi vậy, đối với các dự án lớn tại các đô thị lớn thì rất cần một cơ chế thoáng và linh hoạt trong vấn đề này.

Đinh Luyện - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.

Tin khác

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động