--> -->

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Hà Nội: Quan tâm thực chất và toàn diện công tác thanh niên Đề xuất 2 phương án Chủ đề Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội Tọa đàm khoa học về vận dụng tư tưởng của Bác trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân

Cụ thể, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kiểm tra công trường thi công cầu vượt đường sắt tại xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Đây là địa điểm thi công thuộc gói thầu số 8 xây dựng đoạn tuyến từ Km0+000 đến Km13+017,92 (đường song hành) do Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty cổ phần Thịnh Vượng TVT và Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thái Yên thực hiện.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nghe báo cáo tình hình thi công đường song hành tại địa bàn huyện Mê Linh.

Dự án thành phần 2.1 đầu tư xây dựng hệ thống đường song hành (đường đô thị) với tổng chiều dài tuyến khoảng 58,2km. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đến nay, tiến độ triển khai cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, đối với phạm vi cần xử lý nền đất yếu, đơn vị thi công chưa được bàn giao mặt bằng (đất nông nghiệp, đất ở, đất nhà xưởng, mộ chí, hạ tầng ngầm nổi hiện trạng... trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Thanh Oai) nên rất khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ hoàn thành công tác đắp gia tải của các đoạn xử lý đất yếu trước mùa mưa năm 2024.

Đối với phạm vi thuộc địa bàn các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh đã được bàn giao mặt bằng, không vướng công trình hạ tầng kỹ thuật và không phải xử lý nền đất yếu, Ban Quản lý dự án đã chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung máy móc, thiết bị, vật liệu, nhân công để triển khai đồng loạt các mũi thi công ngay từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và phấn đấu đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo.

Còn đối với phạm vi xử lý nền đất yếu, xác định việc hoàn thành xử lý nền đất yếu là đường găng, mốc tiến độ quan trọng của dự án, Ban Quản lý dự án đã chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung thi công hạng mục đắp cát trong tháng 6/2024 và cố gắng hoàn thành công tác gia tải trong tháng 7/2024.

Về tiến độ giải phóng mặt bằng, đến nay, đối với đất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng tiến độ (trừ phạm vi phải xử lý nền đất yếu chưa giải phóng mặt bằng); tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng với đất ở, tái định cư và di chuyển công trình ngầm nổi chưa đáp ứng theo tiến độ chỉ đạo.

Trong đó, trên toàn tuyến, hiện các quận, huyện đã giải phóng mặt bằng được 774,26/791,21ha (đạt 97,86%); đã di chuyển được 10.104/10.346 ngôi mộ, còn lại 242 ngôi mộ. Thành phố đã hoàn thành 13/13 khu tái định cư và một số địa phương đã phê duyệt giá đất đầu đi - đầu đến, thực hiện tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên, các địa phương cũng chưa hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu di chuyển các công trình ngầm/nổi dẫn đến không thể áp dụng được cơ chế đặc thù về chỉ định thầu của Dự án theo nội dung tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4
Thi công cầu vượt đường sắt trên tuyến đường Vành đai 4, đoạn qua huyện Mê Linh.

Về công tác di chuyển điện cao thế, đến nay, Ban Quản lý dự án chưa triển khai việc di chuyển các tuyến cáp điện, đấu nối đóng điện đáp ứng tiến độ.

Đối với công tác di chuyển hạ tầng kỹ thuật, công trình ngầm/nổi, hiện nay, huyện Sóc Sơn đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu di chuyển; các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín đang lựa chọn nhà thầu; các địa phương còn lại vẫn chưa tiến hành. Ban Quản lý dự án đã khởi công thi công di chuyển tuyến cáp điện cao thế từ tháng 1/2024, đã nhận mặt bằng và hoàn thành 14/36 vị trí móng cột cần thu hồi đất bổ sung.

Về Dự án thành phần 3 (PPP), hiện nay các cơ quan Thành phố đang phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thành các thủ tục để có thể đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong tháng 6/2024.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và nỗ lực giải phóng mặt bằng, thi công đường Vành đai 4 của các đơn vị, địa phương với khối lượng công việc rất lớn. Song đến nay kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều phải tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ, đã quyết liệt rồi, phải quyết liệt hơn nữa.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục bám sát tinh thần bảo đảm nơi ở mới phải bằng và hơn nơi ở cũ cho người dân. Công tác giải phóng mặt bằng hiện nay có vướng mắc chính là cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính, do đó, để tháo gỡ, phải tập trung vào 2 vấn đề này, tạo bước đột phá từ giải quyết 2 vướng mắc này.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tham mưu và tổ chức đợt giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; với tinh thần người tốt biểu dương, chưa làm tốt thì nhắc nhở, có vi phạm thì phải xử lý, từ đó tạo chuyển biến chung, trong đó có những công việc liên quan đến tiến độ Dự án đường Vành đai 4.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc.

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu các địa phương tập trung giải phóng mặt bằng dứt điểm 242 ngôi mộ còn lại để bảo đảm tiến độ thi công đường song hành; đồng thời, tiếp tục giải quyết các vướng mắc về chế độ, xác định xong đầu đi, đầu đến đối với các trường hợp đất ở, tinh thần là bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân. Các sở, ngành phải chủ động vào cuộc, tháo gỡ vướng mắc.

Bên cạnh đó, đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh các phần việc, chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng các công trình ngầm, nổi, nhất là đường dây 500kV, phấn đấu xong trong quý III/2024.

Đối với đường song hành, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, vì hiện nay nguyên vật liệu cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu; bảo đảm tháng 12/2024 hoàn thành đoạn Sóc Sơn - Mê Linh, phấn đấu quý III/2025 thi công xong các đoạn còn lại như các nhà thầu cam kết.

Đối với dự án thành phần 3 (đường cao tốc), Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các cơ quan Thành phố đẩy nhanh các thủ tục cần thiết để tách dự án thành phần 3 cây cầu (2 cầu qua sông Hồng, 1 cầu qua sông Đuống) ra, để khi đường song hành hoàn thành có thể kết nối lưu thông và sử dụng được ngay.

Hoàng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND thành phố Hà Nội giao phường Tây Mỗ kiểm tra thông tin Báo Lao động Thủ đô phản ánh hồ Cầu Cốc đang có dấu hiệu bị lấn chiếm.
Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Thanh Hóa: Bắt giữ băng nhóm tội phạm cộm cán, nguy hiểm

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra lệnh tạm giữ hình sự đối với 8 đối tượng trong băng, ổ nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý Ẻng, SN 1981) cầm đầu
MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

MTTQ xã Vân Đình kiện toàn bộ máy, nâng tầm vai trò trung tâm đoàn kết toàn dân

Ngày 18/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Vân Đình đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, kiện toàn bộ máy và đề ra phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Hội nghị là dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò nòng cốt của MTTQ trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và góp phần phát triển địa phương.
Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Hà Nội lấy ý kiến cộng đồng về phương án tuyến đường sắt đô thị số 5

Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về phương án tuyến, vị trí và các hạng mục công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.
Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô

Tham gia góp ý vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, GS.TS Lê Anh Tuấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã trao đổi về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thu hút nhân tài gắn với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Thủ đô và tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghệ chiến lược, công nghệ lõi.
Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Khi người dân không còn thấy mình là “khách”

Chỉ sau hơn nửa tháng đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Hà Nội, đặc biệt ở các địa phương ngoại thành đã thắp lên luồng sinh khí mới. Dẫu còn đôi chút bỡ ngỡ, nhưng tinh thần đoàn kết, chủ động và kỷ cương đã nhanh chóng lan tỏa. Một diện mạo hành chính đổi mới, quyết liệt vì dân đang dần hình thành, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, đời sống Nhân dân ngày một nâng cao.
Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Tiến độ khởi công 2 tuyến metro của Hà Nội trong năm 2025

Thành phố Hà Nội yêu cầu đảm bảo tiến độ khởi công tuyến metro số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào ngày 10/10 và tuyến metro số 5 Văn Cao - Hòa Lạc vào ngày 19/12.

Tin khác

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Hà Nội tăng tốc các dự án trọng điểm

Trong chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, việc đầu tư hạ tầng giao thông và xử lý môi trường được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng sống và định hình diện mạo đô thị hiện đại. Nhiều dự án trọng điểm đã và đang được thành phố Hà Nội tích cực triển khai, tạo ra những kết nối chiến lược không chỉ trong nội đô mà còn lan tỏa ra toàn vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Các dự án trọng điểm của Thành phố đang triển khai tới đâu?

Năm 2025, Thành phố Hà Nội có 282 dự án được cấp vốn đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó 233 dự án chuyển tiếp, 49 dự án xây mới. Đáng chú ý, một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đang có tiến độ triển khai khả quan.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 1 năm khởi công, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đang dần hình thành, đã giải ngân 19,6% kế hoạch vốn.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn

Theo thông tin từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính chung quý IV và năm 2024, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành và đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội có tiến độ triển khai khả quan

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang dần hình thành, các đơn vị hiện đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Vành đai 4 và các dự án trọng điểm Thủ đô đang được triển khai tới đâu?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô hiện tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 10,8%.
Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Những dự án giao thông trọng điểm của Thành phố được triển khai tới đâu?

Hà Nội đang triển khai nhiều dự án giao thông lớn như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai… đáng chú ý, có dự án đã giải ngân 80,9% kế hoạch vốn song vẫn có dự án chỉ giải ngân 10,3% kế hoạch vốn…
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động