--> -->

"Vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp" đảm bảo tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4

Tại Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công việc thời gian tới còn rất lớn, các địa phương, đơn vị, nhà thầu phải "vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp", “làm hết việc chứ không hết giờ” để đảm bảo tiến độ.
Sau 1 năm 9 ngày, Hà Nội đạt trên 84% tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Người dân phấn khởi Dự án đường Vành đai 4 sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

Sáng 25/6, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội diễn ra tại 4 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội và 2 điểm tại tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được khởi công sáng nay cùng lúc với Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.

Đây là hai dự án công trình giao thông trọng điểm quốc gia được khởi công cùng giờ, cùng ngày và cùng hướng đến mục tiêu đưa vào vận hành vào năm 2027.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi Lễ.
Các địa phương vào cuộc tích cực, gỡ vướng kịp thời

Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) - An Hữu (tỉnh Tiền Giang) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng liên quan và cả nước. Đây cũng chính là việc thực hiện một trong ba nhiệm vụ đột phá chiến lược đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng cho biết, từ đầu năm tới nay, cả nước đã hoàn thành 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729km. Từ đầu năm 2023 cùng với các dự án đang thực hiện và 1.406km dự án khởi công mới, cả nước đã và đang thi công khởi công khoảng 3.470km

"Nếu quyết tâm, thực hiện có trọng điểm, trọng tâm đến năm 2025, cả nước sẽ đạt được mục tiêu trên 3.000 km đường cao tốc, phấn đấu năm 2030 sẽ đạt được mốc son về hạ tầng, trong đó có hạ tầng về cao tốc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án.

Riêng với dự án đường Vành đai 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao những kết quả trong công tác giải phóng mặt bằng của các tỉnh, Thành phố có hệ thống đường cao tốc đi qua. Đặc biệt là sự chủ động để vận dụng linh hoạt các cơ chế đã được tạo điều kiện trong triển khai, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Với kết quả Lễ khởi công hôm nay, Thủ tướng nhấn mạnh, đây mới là thắng lợi bước đầu, công việc thời gian tới còn rất lớn. Thủ tướng cũng lưu ý, việc thi công với khối lượng lớn, các địa phương, đơn vị, nhà thầu, phải "vượt nắng thắng mưa", thực hiện "3 ca 4 kíp", “làm hết việc chứ không hết giờ” để đảm bảo tiến độ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các cấp ủy Đảng, UBND các tỉnh, thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng trong quý III năm 2023.

Từ kinh nghiệm triển khai các dự án cao tốc trước đây, Thủ tướng lưu ý cần coi trọng kiểm tra giám sát, xử lý công việc phát sinh, không để xảy ra tham nhũng. Các Bộ, ngành bám sát thực hiện các công việc còn lại, đảm bảo tiến độ, vệ sinh môi trường... Các nhà tư vấn, thiết kế, giám sát nâng cao chất lượng, tiến độ, đảm bảo an toàn, không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến dự án.

Để triển khai thành công các dự án, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 2 vấn đề có tính chất quan trọng là: Bố trí vốn đầy đủ và mặt bằng đủ điều kiện thi công và 6 yêu cầu phải nghiêm túc quán triệt để dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Đó là: Bảo đảm chất lượng; bảo đảm tiến độ; bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường vệ sinh và an toàn lao động; không được đội vốn bất hợp lý, không chia nhỏ gói thầu; chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm từ khâu xây dựng dự án, phê duyệt, thi công, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu…; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; kiểm tra nơi ở mới của người dân để ít nhất phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ, quan tâm kiểm tra đời sống của người dân sau tái định cư, ấm no của người dân là mục tiêu cuối cùng.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Trong quá trình thi công thực hiện dự án sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị các đồng chí phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn; hành động quyết liệt, trọng tâm trọng điểm; đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện vì thành công của dự án, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Nhấn mạnh “muốn hoàn thành nhiệm vụ nặng nề, tất cả đều phải vào cuộc”, Thủ tướng kêu gọi người dân với ý thức trách nhiệm của mình tham gia cùng chính quyền trong suốt quá trình triển khi dự án…

Công tác giải phóng mặt bằng của Hà Nội đạt trên 84%

Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Dự án, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 tại thành phố Hà Nội cho biết, ngay sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương.

Thành phố Hà Nội đã chủ động báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ trì làm việc với các địa phương để thành lập ngay Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng ban, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, Bắc Ninh và đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Phó Trưởng ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các Bộ: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, 3 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo riêng để thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn. UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh ban hành kế hoạch tổng thể tổ chức thực hiện dự án, khớp nối các nhiệm vụ và tiến độ từng hạng mục công việc, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ trong quá trình triển khai, làm cơ sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ.

Phương tiện, máy móc sẵn sàng thi công Dự án.

“Với quyết tâm và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân các địa phương, đến nay, sau 1 năm 9 ngày, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra (trước ngày 30/6/2023). Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84% (cao hơn mức kế hoạch đề ra là 70%)”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nêu rõ.

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô để đi đến lễ khởi công ngày hôm nay, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định, đó là phát huy vai trò người đứng đầu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở, đặc biệt là cấp quận, huyện, xã, phường; tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.

Từ kinh nghiệm thực tế triển khai các dự án trên địa bàn, thành phố Hà Nội xác định công tác giải phóng mặt bằng là khâu “trọng điểm của trọng điểm”. Ngay từ khâu chuẩn bị hồ sơ xây dựng dự án, Thành phố đã đề xuất thực hiện tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Từ đó công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật chuyên ngành của công trình, đồng thời thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi chỉ giới đường đỏ được phê duyệt.

Là đơn vị được lựa chọn thực hiện gói thầu có chiều dài lớn nhất của dự án, chiều dài khoảng 23 km (từ Km 13 + 17,92 đến Km 36 + 166,74), ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex cho biết: Gói thầu số 09/TP2-XL (thuộc Dự án thành phần 2.1) đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức và là một trong 4 gói thầu xây lắp của dự án đường song hành trên địa phận thành phố Hà Nội thuộc Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Giá trị trúng thầu 1.816 tỷ đồng, thời gian thực hiện 1.080 ngày.

"Với năng lực, kinh nghiệm, sự tâm huyết, chúng tôi cam kết sẽ huy động tối đa các nguồn lực về nhân sự, tài chính, trang thiết bị máy móc, áp dụng các biện pháp thi công hiện đại nhất để hoàn thành phần việc được giao. Triển khai dự án đảm bảo chất lượng, mỹ quan, an toàn và vượt tiến độ hợp đồng, phấn đấu hoàn thành công trình trong năm 2025 để đưa vào khai thác sử dụng kịp thời nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội - Vùng Thủ đô”, ông Đào Ngọc Thanh cho hay.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia đầu tiên triển khai thực hiện theo quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, đi qua địa bàn 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh). Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 1.386 héc ta, trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác mức; Tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng, vốn Nhà đầu tư BOT là 29.447 tỷ đồng.

Dự án bao gồm 7 dự án thành phần do thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chủ quản. Trong đó 3 dự án giải phóng mặt bằng và 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành được thực hiện theo hình thức đầu tư công, riêng dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.
Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện: Hướng đi tất yếu để giảm ô nhiễm đô thị

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn sẽ khó được cải thiện nếu không mạnh dạn chuyển đổi phương tiện giao thông. Trong đó, việc thay thế xe máy sử dụng xăng bằng xe điện được xem là giải pháp khả thi, giúp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.

Tin khác

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Ngày 17/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố, đơn vị bầu cử số 2 (các phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Hồng Hà) đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Chiều 16/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 Tổ công tác đặc biệt.
Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Ông Bá Văn Thắng (sinh năm 1968), Trưởng phòng Phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

UBND thành phố Hà Nội ban hành đã Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu UBND Thành phố triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động