--> -->
Dự án đường Vành đai 4:

Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô

Từ chính sách đặc biệt cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác tuyên giáo, dân vận, đến nay công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 đã được nhân dân chung sức, đồng lòng, phối hợp với các cấp chính quyền, đưa Dự án sớm về đích.
Chung sức xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, Công ty phát triển bền vững Chung sức lan tỏa phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” Chung sức đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4

Góp sức vì lợi ích chung

Gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh (thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai) có hơn 2 sào đất nông nghiệp. Vài năm trước, gia đình ông đã góp hơn 1 sào vào thực hiện Dự án Đường trục phía Nam khu đô thị Thanh Hà Cienco 5. Đến nay, gia đình ông tiếp tục góp đất cho Dự án đường Vành đai 4. Diện tích trồng lúa bị thu hẹp nhưng gia đình ông Mạnh vẫn phấn khởi vì đã góp sức nhỏ vào lợi ích chung, vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công Dự án đường Vành đai 4.

“Mong rằng Dự án đường Vành đai 4 đi qua xã chúng tôi sẽ tạo động lực để địa phương phát triển kinh tế. Có đường, hạ tầng giao thông tốt, bà con sẽ được hưởng lợi, đi lại thuận tiện và cái quan trọng nhất là thuận tiện cho việc đầu tư, xây dựng nông nghiệp xanh, sạch trong tương lai”, ông Mạnh kỳ vọng.

Là một trong số hơn 100 hộ ở trong thôn Phượng Mỹ tham gia góp hơn 200m2 đất cho Dự án đường Vành đai 4, khi nghe tin Dự án sẽ lấy một phần đất của gia đình, ông Lưu Bá Lương cũng như nhiều thành viên khác trong gia đình đều đồng thuận. Với gia đình ông, Nhà nước lấy đất xây dựng đường giao thông, đồng nghĩa với việc bà con đi lại sẽ thuận lợi hơn, giao thương buôn bán rộng mở.

“Chúng tôi rất phấn khởi khi Dự án đường vành đai 4, trong đó có đoạn chạy qua địa bàn xã Mỹ Hưng được khởi công, mọi người đều kỳ vọng Dự án sẽ giúp địa phương phát triển kinh tế, người dân có một cuộc sống ấm no hơn”, ông Lương chia sẻ.

Cùng chung niềm phấn khởi, ông Nguyễn Văn Giới (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh) cho biết, gia đình ông có hơn 800 m2 đất nông nghiệp trồng hoa đào bị thu hồi để thực hiện Dự án đường Vành đai 4. Ngay từ cuối năm 2022, gia đình ông đã bàn giao đất cho chính quyền. Ông Nguyễn Văn Giới đánh giá, việc thực hiện đền bù, chi trả cho người dân trong thời gian vừa qua rất thỏa đáng. Theo ông, với người dân có nghề trồng hoa, việc hình thành con đường cao tốc mới sẽ giúp người dân thuận tiện vận chuyển, tiêu thụ hoa đi các nơi.

“Mặc dù diện tích đất trồng hoa đem lại thu nhập kinh tế hàng năm cho gia đình nhưng chúng tôi ủng hộ vì lợi ích chung của quốc gia, của Thành phố. Khi đường Vành đai 4 đi vào hoạt động, chính người dân trồng hoa chúng tôi sẽ được hưởng lợi đầu tiên, giao thông thuận lợi mở ra thị trường tiêu thụ rộng ra các tỉnh, thành. Tôi mong muốn Dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và sớm đi vào hoạt động”, ông Nguyễn Văn Giới bày tỏ.

Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Chính quyền quận Hà Đông tiến hành khảo sát các ngôi mộ thuộc diện di dời.

Là một trong nhiều hộ dân có mộ phải di chuyển phục vụ triển khai Dự án Đường vành đai 4 thuộc phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông), ông Nguyễn Ngôn, Tổ dân phố 8 cho hay, dòng họ của gia đình ông có 5 ngôi mộ nằm trên phạm vi giải phóng mặt bằng cần di chuyển, trong đó có cả mộ tổ. Sau khi nhận chủ trương xây dựng Dự án và thông báo của phường về việc di chuyển mộ, dòng họ của gia đình ông đã họp và thống nhất di chuyển mộ về nghĩa trang mới đã được phường quy hoạch...

Bài bản trong công tác tuyên giáo, dân vận

Đó chỉ là 4 trong số nhiều người dân thể hiện sự đồng lòng, chung sức cùng địa phương, Thành phố thực hiện Dự án đường Vành đai 4. Nhờ sự tuyên truyền, vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, tình hình tư tưởng nhân dân, nhất là trên địa bàn 7 quận, huyện có Dự án đi qua ổn định, không có tình huống phức tạp.

Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Các hộ dân xã An Thượng nhận chi trả tiền bồi thường Dự án đường Vành đai 4.

Thực hiện Dự án đường Vành đai 4, xã An Thượng (huyện Hoài Đức) có tổng diện tích khoảng 50.3 ha đất phải thu hồi, trong đó có 23,04ha đất nông nghiệp của 1.001 hộ dân, 26,34ha đất công, đường mương do Ủy ban nhân dân xã quản lý. Được biết, đây là xã được cắm mốc địa giới muộn so với các địa phương khác 2 tháng do điều chỉnh tuyến, hướng đường Vành đai 4, song với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, xã đã làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, nhất là sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất.

Đến thời điểm hiện tại, xã An Thượng ảm bảo giải phóng mặt bằng được trên 42ha, đạt 83% so với yêu cầu, vượt chỉ tiêu Thành phố đề ra, trong quá trình đền bù, không có trường hợp nào phải cưỡng chế.

Chung sức đồng lòng mở rộng không gian phát triển Thủ đô
Ông Cao Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Thượng chia sẻ về công tác triển khai Dự án tại địa phương.

Ông Cao Văn Tâm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Thượng cho biết: “Dự án đường Vành đai 4 là dự án có quy mô lớn, khi Dự án được đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy giao thông không chỉ trên địa bàn của Thành phố mà liên vùng giữa các tỉnh, tạo ra một chuỗi giao thông đô thị, thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hóa, vận tải hành khách một cách thuận tiện. Trên cơ sở đó, lãnh đạo và nhân dân xã An Thượng kỳ vọng khi Dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn huyện đang chuyển mình lên quận, xã chuyển sang phường”.

Tại huyện Mê Linh, Dự án đường Vành đai 4 đoạn qua huyện dài 11,2 km, đi qua địa phận 5 xã. Diện tích các loại đất phải thu hồi để thực hiện dự án khoảng 134,2 ha của gần 2.700 hộ dân (trong đó, diện tích đất ở thu hồi 7,05 ha của 428 hộ; diện tích tái định cư cần bố trí là 4,26 ha cho khoảng 294 hộ).

Với tinh thần “khó khăn nào thì giải pháp đó”, huyện đã đạt kết quả tốt trong công tác giải phóng mặt bằng, về di chuyển mộ, tính đến hết tháng 1/2023, huyện Mê Linh đã chuyển 370/370 ngôi mộ nằm trong phạm vi ảnh hưởng dự án, đạt tỉ lệ 100%, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố gửi thư khen.

Về giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp, đất giao thông, thủy lợi đạt 118,9/141,5 ha, đạt tỉ lệ 84% (cao hơn chỉ tiêu Thành phố giao). Về giải phóng mặt bằng đất ở đã lập xong phương án bồi thường, hỗ trợ 428/428 hộ, với tổng diện tích 7,05ha...

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch

Thời gian qua, việc di chuyển bằng tàu thuyền phục vụ du lịch biển đảo, tham quan vịnh, hay di chuyển ven biển ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đặc biệt trong mùa mưa bão, sự an toàn khi đi tàu biển luôn là mối quan tâm hàng đầu. Mỗi hành khách cần có sự chuẩn bị cẩn thận, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn góp phần vào sự an toàn chung của toàn hành trình.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" ứng phó bão số 3

Sáng 21/7, Đảng ủy phường Đống Đa đã họp khẩn để bàn các biện pháp ứng phó cơn bão số 3 Wipha. Hội nghị đã nhấn mạnh tinh thần chủ động, sẵn sàng "bốn tại chỗ" và công tác tuyên truyền rộng rãi để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân trước diễn biến phức tạp của thiên tai.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Kỳ cuối: Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, vì bình yên Thủ đô

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, cùng sự ủng hộ của quần chúng Nhân dân, Đảng bộ Công an Thủ đô đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo môi trường hòa bình, ổn định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Tin khác

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội với 36 Chi bộ trực thuộc

Sáng 21/7, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố Hà Nội về việc thành lập Đảng bộ MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các Chi bộ trực thuộc.
Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Cần định hình rõ nội hàm Quy hoạch đô thị làm tiền đề xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - văn minh

Là những người dân đang trực tiếp sinh sống và gắn bó với Hà Nội, chúng tôi luôn ấp ủ mong muốn về một không gian đô thị không chỉ hiện đại mà còn thực sự đáng sống. Do đó, khi xem xét Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến định hướng quy hoạch các khu đô thị mới.
Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Hà Nội bảo đảm 100% kết quả giải quyết TTHC trả đúng hạn và cấp bản điện tử

Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo các xã, phường, sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan đồng loạt triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đẩy mạnh tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo hình thức trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Sớm phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương

Việc phục hồi và phát huy giá trị của hệ thống sông, hồ, kênh mương là một trong những kỳ vọng lớn lao của người dân gửi gắm vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Không chỉ là lực lượng xung kích trong phong trào thanh niên, tuổi trẻ Thủ đô còn trở thành “cầu nối số” giữa chính quyền và nhân dân. Nhiều bạn đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia các đội hình tình nguyện chuyển đổi số, túc trực hằng ngày tại Điểm phục vụ hành chính công, sẵn sàng hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động