--> -->

Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Sáng nay (12/2), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc chương trình “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự buổi lễ.
Bồi đắp thêm văn hóa truyền thống Tìm hướng phát triển bền vững Góp phần định hướng chuẩn mực văn hóa

Cùng dự lễ khai mạc còn có đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương, các vị già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số của các dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chúc mừng năm mới đến đồng bào các dân tộc cả nước, thông qua các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào tham gia Ngày hội. Nhắc lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước bày tỏ, đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, nền văn hiến kỳ vĩ của dân tộc Việt Nam được tạo nên bởi 54 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó với nhau. Đó là một nền văn hóa đa dạng, phong phú, có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, là một tài sản vô cùng quý giá của dân tộc ta. Tôn trọng một dân tộc, trước hết là tôn trọng nền văn hóa của dân tộc đó. Chính sách dân tộc của Đảng đã tạo mọi điều kiện cho sự gìn giữ và phát triển tính khác biệt trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời làm cho văn hóa của các dân tộc hòa quện với nhau tạo thành văn hóa Việt Nam bền vững và tỏa sáng. Trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, mỗi dân tộc với nền văn hóa đặc sắc của mình luôn sản sinh ra những người con ưu tú cho đất nước.

Chủ tịch nước cũng cho biết, khi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập, trong số 34 cán bộ chiến sỹ đầu tiên, 29 người là dân tộc thiểu số. Những đóng góp, cống hiến, hi sinh của đồng bào các dân tộc thiểu số hết sức oanh liệt, thầm lặng và sâu sắc trong thời chiến cũng như thời bình. Niềm tin, quyết tâm đi theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ của đồng bào các dân tộc thiểu số đã luôn kiên định và bền bỉ.

Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu trồng cây, phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ - Xuân Nhâm Dần 2022”.

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tinh thần đoàn kết giữa 54 dân tộc anh em tiếp tục được củng cố. Công tác chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, thông qua thực hiện các chính sách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, các dự án, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, coi văn hoá các dân tộc là bộ phận không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Vai trò của văn hoá trong phát triển bền vững đất nước một lần nữa đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, đó là phát triển con người toàn diện và xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước.

Cũng theo Chủ tịch nước, trong những năm qua, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Nơi đây đã trở thành điểm đến văn hóa du lịch ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung.

Tại đây, đã tổ chức hàng trăm lễ hội với sự tham gia của hàng nghìn lượt đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần khẳng định sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và mở ra những triển vọng về phát triển văn hóa, du lịch. Hàng năm, tại “Ngôi nhà chung” này có ba sự kiện thường niên tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, trong đó “Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” là điểm hội tụ, lan tỏa truyền thống văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm hỏi bà con dân tộc.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng khi nhận thấy những vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của 54 dân tộc không chỉ được hiển lộ tại nơi này, mà là nếp sinh hoạt đời sống hàng ngày của mỗi dân tộc trên quê hương Việt Nam. Điều này đã làm cho những vẻ đẹp văn hóa được lan tỏa trong cuộc sống chứ không chỉ nằm trong kho tàng. Những vẻ đẹp muôn màu đó đã và đang hòa quyện vào nhau làm nên vẻ đẹp lớn lao và thẳm sâu của văn hóa Việt Nam.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương có những giải pháp việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo giáo dục, văn hóa, y tế, phúc lợi xã hội, nhằm tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số", “thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào” như Văn kiện Đại Hội XIII của Đảng đã đề ra.

Chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của những nhóm dân tộc ít người nhất Việt Nam như dân tộc Ơ Đu, BRâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La. Mỗi dân tộc là một cành, trong cái cây vĩ đại mang tên Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ bằng mọi giá vẻ đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho tất cả những cành, nhánh ấy đâm chồi nảy lộc, nở hoa, kết trái.

Khẳng định sức sống trường tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
Một số tiết mục nghệ thuật tại Ngày hội.

Nhấn mạnh, văn hóa luôn là bước tiến đầu tiên và là chốt chặn sau cùng cho sự trường tồn của mỗi dân tộc, Chủ tịch nước cho rằng, việc tổ chức Ngày hội văn hóa hàng năm, cần một cách làm sáng tạo để giúp chúng ta tìm hiểu, bảo tồn và tương tác một cách có chiều sâu những nét văn hóa riêng của từng dân tộc, tạo ra sự giao lưu, sự tương tác làm nổi bật và làm phong phú thêm vẻ đẹp văn hóa Việt Nam, gìn giữ bản sắc của từng dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chủ tịch nước tin tưởng và mong muốn các vị già làng, trưởng bản, nghệ nhân tích cực phát huy vai trò vận động đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, đặc biệt quan tâm giáo dục các thế hệ trẻ. Bởi lẽ, thông qua sự kết nối kỳ diệu của văn hóa, chúng ta mới dễ dàng có được sự gần gũi, hiểu biết và yêu thương lẫn nhau, góp phần vun đắp sức mạnh Việt Nam, giá trị Việt Nam cho hôm nay và mai sau.

Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng quà cho đại diện đồng bào đang sinh sống tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, và tham dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ - Xuân Nhâm Dần 2022”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Thái Lan vs U23 Myanmar: Trận đấu quyết định tấm vé bán kết

U23 Thái Lan vs U23 Myanmar: Trận đấu quyết định tấm vé bán kết

Vào lúc 22h00 ngày 22/7 tới đây, bảng C của VCK U23 Đông Nam Á 2025 sẽ chứng kiến cuộc đối đầu đầy kịch tính giữa U23 Thái Lan và U23 Myanmar.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm

Tri ân gia đình chính sách, người có công tại xã Thư Lâm

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), xã Thư Lâm đã thành lập 9 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã làm trưởng đoàn cùng các ban, ngành, đoàn thể xã đến thăm hỏi, tri ân và tặng quà các gia đình chính sách, người có công, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ...
Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Ứng phó bão số 3: Phối hợp nhuần nhuyễn để bảo đảm an toàn cho người dân

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, dù dự báo tâm bão số 3 không đi vào Hà Nội, nhưng diễn biến rất phức tạp, do đó công tác chuẩn bị phòng chống bão số 3 từ Trung ương, đến Thành phố và các xã phải thông suốt.
Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng

Hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được Công đoàn hỗ trợ trên 265 tỷ đồng

Trong Tháng Công nhân năm 2025, công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động được các cấp Công đoàn triển khai bài bản với quy mô rộng khắp. Kết quả, có hơn 1,4 triệu lượt đoàn viên được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 265 tỷ đồng; 1.010 Mái ấm Công đoàn được xây dựng, sửa chữa; hàng triệu lượt đoàn viên hưởng phúc lợi về y tế, học tập, chăm sóc con nhỏ…
Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tin khác

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
Xem thêm
Phiên bản di động