Sắc Xuân rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Nhiều hoạt động hấp dẫn “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Đón Tết giữa lòng Thủ đô |
Đây là dịp để du khách được trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước.
Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là sự kiện chính diễn ra từ ngày 17 đến 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ, với sự tham gia của hơn 100 đồng bào, đến từ 16 dân tộc khác nhau, đại diện cho 11 tỉnh thành trên cả nước.
Các dân tộc tham gia bao gồm Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê và Khmer, mang đến không khí Tết tươi vui, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" diễn ra trong tháng 2/2025. |
Chương trình "Tây Bắc khi Xuân về" sẽ là nơi giao lưu văn hóa độc đáo, nơi các dân tộc cùng chia sẻ câu chuyện quê hương qua âm nhạc và trò chơi dân gian. Du khách sẽ được thưởng thức tiếng khèn của người Mông, điệu hát Then và đàn Tính của người Tày, Nùng, hay nhịp điệu sôi động của múa sạp, múa xòe từ người Thái, Khơ Mú và Lào.
Một điểm nhấn đặc biệt là nghi lễ cúng giọt nước của đồng bào Tây Nguyên, một phong tục không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn thể hiện ý thức bảo vệ nguồn nước của cộng đồng. Sau nghi lễ là các hoạt động văn hóa đặc sắc như múa xoang, biểu diễn cồng chiêng, và trình diễn các nghề thủ công truyền thống.
Không gian văn hóa tại Làng còn được làm phong phú thêm với triển lãm ảnh "Sắc màu văn hóa tại ngôi nhà chung", trưng bày khoảng 30 bức ảnh về các lễ hội truyền thống. Du khách cũng có cơ hội tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, và thưởng thức ẩm thực đặc sắc của các dân tộc.
Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa ẩm thực phong phú với các món ăn truyền thống như xôi đồ, thịt gà nấu măng của người Mường; khâu nhục, lạp sườn của người Tày; hay các món đặc sản của người Thái. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động như hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, và tìm hiểu về nghề làm thuốc nam truyền thống.
Các hoạt động tâm linh cũng được tổ chức trang trọng với nghi lễ chúc phúc cầu an đầu năm tại chùa Khmer và tháp Chăm, tạo nên không gian văn hóa đa dạng, phong phú, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Tiếp tục rà soát các công trình để khởi công, khánh thành chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Lấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin việc sửa đổi Hiến pháp và công tác bầu cử

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 111 triệu đồng/lượng

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII)

Nhận định Newcastle vs Crystal Palace: “Chích chòe” tung cánh
Tin khác

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22

Câu chuyện về Seongsudong, Hàn Quốc và gợi mở cho công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn hóa 15/04/2025 16:17

TP.HCM: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 09:42

Hai đài truyền hình quốc gia Việt - Trung công bố loạt dự án hợp tác trọng điểm
Văn hóa 14/04/2025 21:03

Tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Xã hội 14/04/2025 16:31

Trào lưu tạo hình ảnh bằng Chat GPT gây sốt, nhưng người dùng cần thận trọng
Văn hóa 14/04/2025 09:07

Vị tướng Trường Sơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Văn hóa 13/04/2025 14:34

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ
Văn hóa 12/04/2025 20:00