--> -->

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong tháng 3 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1 - 31/3/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Tuổi trẻ với văn hóa truyền thống” bao gồm các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa gắn với tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hoá dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.
Nhiều hoạt động hấp dẫn “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Sắc Xuân rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động gắn tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với văn hóa dân tộc tại “Ngôi nhà chung”, cùng nhiều lễ hội và hoạt động dân ca, dân vũ mang không khí của mùa xuân, sức trẻ góp phần thu hút khách du lịch, kết nối quảng bá du lịch văn hóa địa phương, vùng miền; tạo môi trường, điều kiện để các nhóm đoàn gặp gỡ, giao lưu cùng nhau lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống.

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong tháng 3 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra vào tháng 3 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, hoạt động tháng 3 có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương cùng các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hằng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Cùng với đó là sự huy động khoảng 30 đồng bào Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên từ ngày 7-10/3. Ngày 22, 23/3 huy động khoảng 30 nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông tỉnh Nghệ An.

Nhóm các sự kiện tháng Ba gắn với tình yêu của tuổi trẻ với văn hóa truyền thống dân tộc sẽ diễn ra với các hoạt động tôn vinh sắc màu văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên.

Tiêu biểu là hoạt động tái hiện trích đoạn nghi thức cầu an của dân tộc Tày, Nùng tỉnh Thái Nguyên, nghi thức này có mục đích là cúng tạ trời đất đã ban cho bản làng, dòng họ, gia đình, sức khỏe dịp đầu năm mới cầu mong một năm thuận hòa, đầm ấm, no đủ.

Chương trình giao lưu “Ngày xuân vang mãi câu Then” tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống dân tộc, thể hiện sự đa dạng độc đáo của văn hóa tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên; Không gian văn hóa Trà “Thái Nguyên - hội tụ và tỏa sắc”.

Cùng với đó, hoạt động sắc màu văn hóa dân tộc Mông, tỉnh Nghệ An với “trải nghiệm văn hóa truyền thống với dân tộc Mông xứ Nghệ” sẽ diễn ra với hoạt động tái hiện trích đoạn nghi thức Lễ cúng mừng năm mới của dân tộc Mông tỉnh Nghệ An.

Sau phần nghi thức sẽ là phần hội giao lưu dân ca dân vũ của đồng bào Mông và các trò chơi dân gian truyền thống: chơi các trò chơi như đánh gụ, ném pao, múa khèn và hát cự xia, hát đối đáp giao duyên...

Chương trình giao lưu dân ca dân vũ “Hội xuân núi rừng” của đồng bào dân tộc Mông sẽ mang tới chương trình ca, múa, nhạc tổng hợp của các nghệ nhân đồng bào dân tộc Mông qua các hoạt động âm nhạc, diễn xướng kể về câu chuyện của vẻ đẹp của núi rừng khi mùa xuân về. Cùng hoạt động giới thiệu, trình diễn múa Khèn, hội ném bo bo (ném Pao) và trải nghiệm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông xứ Nghệ.

Bên cạnh đó, các hoạt động cuối tuần cũng diễn ra với nhiều chương trình hấp dẫn như: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên; Chương trình dân ca dân vũ “Mùa hoa Ban nở” của các dân tộc phía Bắc; Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng; Hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống...

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Công an Hà Nội hợp luyện duyệt đội ngũ kỷ niệm 80 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Công an Hà Nội hợp luyện duyệt đội ngũ kỷ niệm 80 Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9

Ngày 19/7, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi hợp luyện lần 1 duyệt đội ngũ tại Sân vận động Mỹ Đình, chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Buổi hợp luyện thành công, tạo tiền đề cho những buổi tập tiếp theo, đảm bảo lễ kỷ niệm diễn ra tốt đẹp.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân

Khám bệnh miễn phí cho toàn dân xã đảo Minh Châu: Đưa y tế chất lượng về gần dân

Là địa phương xa nhất Hà Nội và cũng là xã đảo duy nhất của Thủ đô, nhưng UBND xã Minh Châu đã sớm chứng tỏ được sự ưu việt khi đây là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai khám sức khoẻ toàn dân sau khi vận hành mô hình mới. Trong đợt 1 (ngày 19/7), đã có khoảng 1.200 người cao tuổi trên địa bàn xã được khám sức khoẻ và cấp phát thuốc miễn phí.
Bộ Chính trị thống nhất đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Bộ Chính trị thống nhất đầu tư xây dựng trường học tại 248 xã biên giới đất liền

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành thông báo số 81, thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Wipha giật cấp 15 di chuyển khá nhanh áp sát Vịnh Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Wipha (bão số 3) là cơn bão có tốc độ di chuyển khá nhanh, trung bình khoảng 20km/h. Mưa giông trước bão có thể xảy ra ngay trong khoảng ngày 20 - 21/7, khi bão vẫn còn ở ngoài khu vực vịnh Bắc Bộ và phía Đông của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Tin khác

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Bảo tàng Hà Nội đón khách tham quan trở lại từ ngày 6/8

Theo thông tin từ Bảo tàng Hà Nội, hiện Bảo tàng tạm dừng đón khách tham quan từ ngày 15/7 và dự kiến mở cửa lại vào ngày 6/8 tới đây.
Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trưng bày “Bút sắc, lòng son” kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025) và hướng tới chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025), ngày 16/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò khai mạc trưng bày chuyên đề “Bút sắc, lòng son”.
“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

“Có anh, nơi ấy bình yên”: Phim truyền hình về sáp nhập, hàng giả và lợi ích nhóm

Lên sóng vào khung giờ vàng của VTV1 từ ngày 29/7, bộ phim “Có anh, nơi ấy bình yên” do đạo diễn NSƯT Nguyễn Danh Dũng dàn dựng, hứa hẹn mang đến cho khán giả một câu chuyện chính luận - tâm lý xã hội hấp dẫn, kịch tính nhưng cũng rất đời thường, xúc động và nhân văn.
Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Quần thể Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, quần thể di tích và danh thắng Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động