--> -->

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, Nhật Bản

Tại Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức, đã có 47 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng với các vị trí việc làm đa dạng, mức lương hấp dẫn.
Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật Phòng ngừa rủi ro về việc làm cho người lao động Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật

Ngày 30/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước.

Hội chợ việc làm được tổ chức nhằm giúp người lao động nói chung, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan về nước nói riêng nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, có thu nhập, ổn định cuộc sống, qua đó động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần giảm tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Nhật Bản; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tham gia tuyển dụng được phỏng vấn trực tiếp với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước có nhu cầu tìm việc...

Các đại biểu bấm nút khai mạc Hội chợ việc làm
Các đại biểu bấm nút khai mạc Hội chợ việc làm

Thông tại tại Hội chợ việc làm, ông Nguyễn Tây Nam (Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội) cho biết: Giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Việc này có ý nghĩa kinh tế - chính trị sâu sắc, không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung mà còn đảm bảo ổn định chính trị và an sinh xã hội. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho 200.280 lao động (đạt 123% kế hoạch năm 2023), tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương 4.794 lao động.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở LĐTBXH Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành Thành phố, cũng như các cơ quan, ban, ngành địa phương, đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá tình hình thị trường lao động hiện tại, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp để bảo đảm việc làm cho người lao động; định hướng, cải thiện chất lượng nguồn lao động của thành phố Hà Nội; hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động; đồng thời giúp các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng được lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Cũng theo ông Nguyễn Tây Nam, trong những năm qua, Hà Nội có gần 7.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng.

Lao động và người tuyển dụng trao đổi thông tin về vị trí việc làm
Lao động và người tuyển dụng trao đổi thông tin về vị trí việc làm

“Qua thời gian sống và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản gần 5 năm, những lao động này không chỉ có tay nghề cao, am hiểu tâm lý hai quốc gia phát triển, văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được, những lao động EPS và IM Japan sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp. Đây chính là những gương mặt điển hình, đại diện cho những người lao động đi làm việc tại nước ngoài trở về, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho những lao động trẻ khác noi theo.

Tuy nhiên cũng còn có nhiều người lao động khác còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm của mình sau khi về nước. Điều này trở thành một trong những lý do khiến nhiều lao động Việt Nam ở Hàn Quốc lo lắng khi sắp hết hạn hợp đồng sẽ không tìm được việc làm ở quê hương. Do vậy, việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng”, ông Nguyễn Tây Nam thông tin.

Tổng hợp nhu cầu tuyển dụng tại Hội chợ việc làm cho thấy có tổng số 47 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trên hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội (trong đó có 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản) với nhu cầu tuyển dụng là 1.568 chỉ tiêu. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng đa dạng, mức lương hấp dẫn, phù hợp cho đối tượng lao động là những người đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan về nước, tập trung chủ yếu ở các ngành nghề như: Kỹ thuật công nghệ cao, biên - phiên dịch, thợ vận hành máy, công nhân sản xuất, điện - điện tử… Sự đa dạng lĩnh vực, ngành nghề giúp người lao động lựa chọn những vị trí việc làm thích hợp với khả năng, có thể gắn bó lâu dài, ổn định đời sống.

Cơ hội việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm 26 - 35 tuổi với 665 chỉ tiêu (chiếm 42,4% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng) và nhóm tuổi từ 35 trở lên với 581 chỉ tiêu (chiếm 37,1% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Còn lại là nhu cầu tuyển lao động ở nhóm tuổi từ 18 - 25 tuổi với 322 chỉ tiêu.

Trong khuôn khổ chương trình Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước còn diễn ra hoạt động “Trao giải Cuộc thi lao động EPS về nước lập nghiệp thành công năm 2023” và ra mắt Mạng lưới lao động EPS về nước lập nghiệp thành công.

Đây là cuộc thi thường niên do Trung tâm Lao động ngoài nước và Văn phòng đại diện HRD Korea tại Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tìm hiểu và đánh giá về cuộc sống của những lao động sau khi hoàn thành chương trình EPS (lao động ngoài nước được cấp phép làm việc tại Hàn Quốc) về nước, thông qua đó tạo động lực, khuyến khích tinh thần tự giác về nước đúng hạn của người lao động.

Phân chia theo mức thu nhập/tháng, mức thu nhập cao từ 15 triệu đồng trở lên có 332 chỉ tiêu (chiếm 21,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của các chỉ tiêu tuyển dụng chất lượng cao, các vị trí kinh doanh, quản lý, biên dịch - phiên dịch, kỹ sư, giám sát, trưởng phòng, phó phòng…; dành cho người lao động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao. Mức thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng có 587 chỉ tiêu (chiếm 37,4% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: Kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, nhà hàng - khách sạn, các vị trí nhân viên kỹ thuật, lao động phổ thông có tay nghề…

Mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng có 395 chỉ tiêu (chiếm 25,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của các vị trí công nhân sản xuất, nhân viên thừa hành giúp việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Mức thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng có 132 chỉ tiêu (chiếm 8,4% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng). Đây là mức thu nhập của các vị trí việc làm bán thời gian, cộng tác viên hoặc không đòi hỏi kinh nghiệm. Còn lại mức thu nhập thỏa thuận có 122 chỉ tiêu. Đây là mức mà doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trong quá trình phỏng vấn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người lao động.

Có mặt tại Hội chợ việc làm, anh Nguyễn Hoài Thương (32 tuổi), lao động từng đi làm việc tại Hàn Quốc 9 năm mong muốn tìm được việc làm tại một doanh nghiệp Hàn Quốc với mức lương ổn định. “Tôi từng đi xuất khẩu lao động theo diện E9 (lao động phổ thông). Sang Hàn Quốc, tôi làm việc ở lĩnh vực cơ khí với mức thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng. Tôi về nước đã gần một năm. Hiện tại, tôi mong muốn tìm được công việc ổn định. Vừa tìm việc, tôi cũng mong muốn học nâng cao tay nghề”, anh Thương chia sẻ.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Giăng “bẫy” việc làm, mặt tối của thị trường lao động số

Gần đây, trên các nhóm chia sẻ việc làm qua TikTok, Facebook, Zalo,... liên tục xuất hiện tin tuyển dụng hấp dẫn. Nhiều sinh viên và lao động phổ thông rơi vào “bẫy” việc làm tinh vi trên mạng xã hội chỉ sau vài cú nhấp chuột.
Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Tạo việc làm cho người lao động để giữ nhịp tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, qua đó giới thiệu và tạo cơ hội việc làm mới cho hàng chục nghìn người lao động (NLĐ) trên địa bàn.
Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Kiến nghị bỏ mức trần thu nhập để thu hút nhân tài về nước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng lời kêu gọi chung chung "về nước đóng góp" sẽ không hiệu quả nếu thiếu những dự án. Bà kiến nghị cần có những cơ chế, đơn đặt hàng cụ thể.
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức 2025

Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức năm 2025.
Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Lao động từ 16 tuổi đều được "định danh" trong dữ liệu quốc gia

Luật Việc làm năm 2025 đã đưa vào một nội dung quan trọng về đăng ký lao động. Theo đó, tất cả lao động Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đều được đăng ký gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đây là nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu lao động quốc gia.
Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Phát huy nguồn lực người lao động cao tuổi

Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Những yếu tố này đòi hỏi Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi, bảo đảm quyền, chế độ cho họ đồng thời cũng để thích ứng với thời kỳ dân số già đang diễn ra mạnh mẽ.
6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

6 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 125.000 người lao động

Thông tin về công tác việc làm và an toàn lao động 6 tháng đầu năm 2025, Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 125.084 người lao động, đạt 74% kế hoạch năm 2025, tương ứng tăng 0,13% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm

Từ 1/1/2026, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Đây là một trong những nội dung mới tại Luật Việc làm 2025.
6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

6 tháng, cả nước có 1,05 triệu người thất nghiệp

Báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý II năm nay cao so với quý trước, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Học nghề hệ 9+: Cơ hội lập nghiệp cho các bạn trẻ

Thời điểm này, đa số các em học sinh vừa rời mái trường Trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội đã lựa chọn được điểm đặt chân mới cho chặng đường học tập tiếp theo của mình ở các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập hoặc dân lập. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, không thể tiếp tục con đường học hành ở các trường THPT. Với những trường hợp này, chương trình đào tạo nghề hệ 9+ đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý dành cho các em.
Xem thêm
Phiên bản di động