--> -->

Huyện Đan Phượng: Lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đan Phượng là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Phát huy kết quả đạt được, huyện Đan Phượng đang tập trung xây dựng NTM đi vào chiều sâu, tiếp tục khẳng định là lá cờ đầu trong xây dựng NTM nâng cao.
huyen dan phuong la co dau trong xay dung nong thon moi nang cao LĐLĐ huyện Đan Phượng: Hưởng ứng để thực hiện hiệu quả nhất
huyen dan phuong la co dau trong xay dung nong thon moi nang cao Đan Phượng chuyển mình cùng nông nghiệp công nghệ cao

Đã có 3 xã cơ bản đạt nông thôn mới nâng cao

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ðan Phượng Nguyễn Thạc Hùng, xây dựng NTM được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện xác định là chương trình trọng điểm. Trong đó, công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức, người dân đã thực sự thấy chính họ là chủ thể quan trọng trong xây dựng NTM; là đối tượng được hưởng thụ thành quả từ xây dựng NTM mang lại.

Cùng với đó, huyện cũng xác định xây dựng NTM trước mắt tập trung vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân gắn với đảm bảo an sinh xã hội... Trong đó, xác định 2 khâu đột phá là đấu giá quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau nhiều nỗ lực, huyện Đan Phượng đã có nhiều đổi thay.

huyen dan phuong la co dau trong xay dung nong thon moi nang cao
Một tuyến đường bích họa tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tập trung cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây con có giá trị cao vào đồng ruộng. Đến nay, huyện Đan Phượng đã chuyển đổi được hàng trăm héc ta đất lúa sang trồng cây ăn quả, rau an toàn, hoa, cây cảnh. Đã có nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng tỷ đồng trên/ha/năm như sản xuất hoa lan, hoa ly.

Cùng với đó, huyện Đan Phượng tập trung khai thác thế mạnh và tiếp sức cho các làng nghề phát triển, quy hoạch và xây dựng được 6 cụm công nghiệp làng nghề giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định. Đồng thời, phát triển mạng lưới chợ, siêu thị phục vụ tốt việc sản xuất và nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Bên cạnh đó, huyện cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa xã hội và giáo dục. Nhờ vậy, lĩnh vực này đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Chất lượng giáo dục được nâng cao, công tác chăm sóc, khám sức khỏe cho người dân được chú trọng. Nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt chuẩn quốc gia về y tế,...

Theo báo cáo của UBND huyện Đan Phượng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt gần 334,9 tỷ đồng, đạt 81,7% dự toán thành phố giao, bằng 124,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng giá trị sản xuất của toàn huyện ước thực hiện 6.558 tỷ đồng, tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.986 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại ước đạt 3.029 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản ước đạt 543 tỷ đồng... Về phát triển kinh tế nông nghiệp, huyện Đan Phượng đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng diện tích trồng hoa hiện nay đạt 507,8ha, diện tích cây ăn quả hơn 600ha...

Tại Song Phượng, xã có truyền thống cách mạng, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Tính đến hết năm 2018, thu nhập bình quân là 51 triệu đồng/ người/năm; trên địa bàn xã không còn hộ nghèo. Tất cả các tuyến đường từ trung tâm xã đến huyện đều được thảm nhựa, đổ bê-tông; các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%.

Số người có việc làm trên số dân trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là hơn 95%. Hiện nay, tại vườn hoa, khu trung tâm đã lắp đặt dụng cụ thể dục - thể thao, thu hút đông đảo người dân, tạo phong trào rèn luyện sức khỏe rất sôi nổi. Xã tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, thực hiện tốt hơn nữa việc quy hoạch vùng sản xuất, tạo điều kiện tăng thu nhập trên diện tích canh tác. Thay đổi về hình thức và tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, mô hình liên kết tiên tiến...

Cùng với Song Phượng, hai xã Liên Trung và Ðan Phượng cũng là các điểm được huyện xây dựng mô hình NTM nâng cao. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, các địa phương tập trung phát triển sản xuất. Đến nay, ở mỗi xã đã xây dựng được ít nhất 1 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản an toàn. Hàng trăm tỷ đồng cũng đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng điện – đường – trường – trạm, giúp gia tăng giá trị hưởng thụ cho cư dân nông thôn.

Từ năm 2016 đến nay, các xã đã chuyển đổi được hàng trăm héc-ta đất canh tác sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình nông nghiệp cho giá trị cao hơn. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người dân của xã Đan Phượng đã đạt gần 51 triệu đồng/năm; riêng xã Liên Trung lên tới 62 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hai xã Đan Phượng, Liên Trung lần lượt giảm còn 0,54% và 0,24%.

Tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm

Thông tin tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, ông Nguyễn Thạc Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ðan Phượng cho biết, 3 xã (Song Phượng, Liên Trung và Ðan Phượng) đã đạt và cơ bản đáp ứng tất cả 19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. Tới đây, để nhân rộng các mô hình điểm, huyện sẽ tập trung chỉ đạo và cùng chung tay góp sức để năm nay có thêm 7 xã (Ðồng Tháp, Phương Ðình, Thọ An, Trung Châu, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập) đạt xã NTM nâng cao và phấn đấu sang năm 2020 có thêm 5 xã đạt xã NTM nâng cao.

Bên cạnh đó, huyện cũng yêu cầu các xã tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thu hút các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ; xây dựng các liên kết sản xuất với tiêu thụ. Tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế; mở rộng, triển khai và nâng cao chất lượng mô hình “chăm sóc sức khỏe nhân dân theo nguyên lý y học gia đình”. Xây dựng làng văn hóa, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Ðể thực hiện được mục tiêu đề ra, theo ông Nguyễn Thạc Hùng, tới đây huyện Đan Phượng sẽ nỗ lực khắc phục một số bất cập như: Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế cho nên việc đóng góp xây dựng NTM chưa nhiệt tình; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ có mặt chưa sâu sát với tình hình mới, chưa chủ động trong việc hướng dẫn nhân dân...

Ðồng thời, thực hiện một số giải pháp như: Mỗi cán bộ, công chức cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, trình độ đáp ứng tình hình mới. Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo nhiều phong trào thi đua để xây dựng NTM ngày càng được nâng lên, kinh tế ngày càng phát triển, an ninh - chính trị luôn ổn định, có nhiều mô hình kiểu mẫu. Thực hiện tốt các chính sách an sinh - xã hội.

Ðẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, giáo dục, môi trường nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân… từ đó tạo nền tảng vững chắc để cán bộ, nhân dân huyện Đan Phượng tiếp tục vươn lên phát triển kinh tế, xã hội thời gian tới.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Đặt nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế và chỉnh trang đô thị Thủ đô

Với những kết quả đã đạt được, đại biểu bày tỏ kỳ vọng Hà Nội sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Đồng bộ các giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng các quyền dân sự và chính trị

Với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Công bố quyết định thành lập Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và công tác cán bộ

Theo Quyết định mới được công bố, cơ cấu tổ chức mới của cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) thành phố Hà Nội gồm 18 đơn vị: Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS 1, 2; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính - Kế toán; Văn phòng và 12 Phòng THADS khu vực.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Tháo gỡ vướng mắc để các xã, phường hoạt động hiệu quả

Đại biểu kiến nghị, Thành phố cần sớm ổn định chính quyền địa phương 2 cấp, đặc biệt là cấp xã, phường, nhất là việc phân cấp, để giảm bớt gánh nặng cho cấp Thành phố, tạo điều kiện cho cấp dưới được giải quyết công việc thuận lợi.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp về công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035”.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tập trung vào các mục tiêu chính như: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước.

Tin khác

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Hưng Nguyên công bố Quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 7/6, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động