-->

Huế một thời để nhớ!

Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 4, ký ức về TP Huế ngày mới giải phóng lại ùa về. Những ngày tháng này đã hằn sâu trong tâm khảm  và tất cả như mới hôm nào…
hue mot thoi de nho Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trở về Huế sau hơn nửa thế kỷ
hue mot thoi de nho Thừa Thiên-Huế khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương
hue mot thoi de nho Huế vinh danh thành phố xanh Quốc gia năm 2016

Năm 1973, đơn vị tôi được lệnh vào chiến trường, bổ sung lực lượng cho mặt trận Thừa Thiên – Huế. Ngay sau khi đến địa điểm tập kết, đơn vị tôi nhận lệnh tiến về cao điểm 294…Tôi vì một sự cố bất ngờ nên phải ở lại và được phân công về trạm khách Quân khu.

hue mot thoi de nho
Huế luôn giữ đươc nét cổ kính, mộng mơ.

Trạm khách của chúng tôi đóng ở A Lưới, gần đường 14, nên ngày nào cũng được chứng kiến những đoàn quân rầm rập tiến về đồng bằng. Ngày ấy, chiến sự của ta và địch vẫn rất ác liệt. Nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn liên tục mở những cuộc tấn công lấn chiếm…

Không cầm súng trực tiếp nơi chiến trường nhưng ngày nào tôi cũng “cập nhật” được những thông tin từ chiến trường. Trạm khách Quân khu liên tục quân ra, quân vào nên không thiếu những thông tin nóng hổi.

hue mot thoi de nho
Huế giờ đây đang vươn lên phát triển mạnh mẽ (ảnh cầu vượt ngã ba Huế)

Vào một ngày trung tuần tháng 3, khi xách túi thuốc (tôi là y tá) xuống lán khách, bất chợt nghe được những lời bàn tán sôi nổi ở một đoàn cán bộ, mới từ miền Bắc vào. Họ hào hứng nói về ngày giải phóng miền Nam. Một vị khách trong đoàn phấn khởi: “Chỉ nay mai thôi, chúng ta sẽ tiến về giải phóng thành phố Huế thân yêu. Chúng ta đã giải phóng Tây Nguyên và tiếp đến là Trị Thiên - Huế…” Tôi nghe mà lòng rạo rực nhưng vẫn bán tin, bán nghi…

Mấy ngày sau, ngày 22/3, đơn vị tổ chức cuộc họp phổ biến tình hình chiến sự. Đồng chí Chính trị viên dõng dạc tuyên bố: “Mọi người hãy chuẩn bị tinh thần để tiếp quản Huế…”.

hue mot thoi de nho
Nhân dân TP Huế xuống đường ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam trước ngày giải phóng (ảnh Tư Liệu)

Tất cả còn đang ngơ ngác thì Chính trị viên cả cười: “Không ai tin à? Này nhé, 5 giờ sáng ngày hôm qua, Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên – Huế, cắt đứt giao thông đường số 1 đoạn Huế – Đà Nẵng, chính thức mở màn Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên – Huế…”. Ông còn cho biết thêm, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm được các cứ điểm 224, 303 và Sư đoàn 324 đã chiếm được núi Bông...“Với đà tiến công thần tốc như thế này, chẳng mấy chốc quân ta sẽ tiến về giải phóng Huế…”, ông kết luận.

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm.

Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào tôi cũng mang tấm bản đồ đã úa vàng ra đánh dấu bước tiến của quân ta theo tin tức phát ra từ chiếc radiô cũ mèm. Tin chiến thắng ở các chiến trường cứ dồn dập đổ về. Nào là, đêm 22-3, Sư đoàn 324 diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, đưa lực lượng ra bịt cửa Tư Hiền. Nào bộ đội Quân khu Trị Thiên đã làm chủ được sân bay Phú Bài...

Và rồi, cuối cùng, sáng ngày 26-3, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế kết thúc thắng lợi. Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng!

Ngay sau khi được giải phóng, đơn vị tôi được lệnh về Huế. Thủ trưởng đơn vị hạ lệnh: “Anh em chỉ mang theo quân, tư trang cần thiết, còn tất cả để lại.”. Chúng tôi nhanh chóng ra xe và theo đường 9 tiến vào thành Huế. Dọc đường, đơn vị chúng tôi hoà vào nhiều đoàn quân, xe, pháo cũng đang ùn ùn tiến về miền Nam.

Hai bên đường còn ngổn ngang súng ống, quân trang của địch bỏ lại cùng với dòng người dân, người đi vào, người lại đi ra. Trên đường vào Huế, nhiều cây cầu đã bị đánh sập, chúng tôi vượt sông bằng những chiếc cầu phao bắc tạm. Chỉ hơn một ngày hành quân, chúng tôi đã vào tới TP Huế. Đơn vị được bố trí đóng tạm tại một nhà dân, đã di tản, ngay cửa Mang Cá lớn. Sau này, tôi mới biết, chủ nhân ngôi nhà này là thiếu tá nguỵ, nổi tiếng ác ôn…

Huế những ngày đầu mới giải phóng vắng lặng. Người dân, ở lại, “thu mình” trong nhà. Đường phố chỉ có người lính giải phóng. Trước đó, do bị lừa phỉnh, họ những tưởng người lính Cụ Hồ như quỷ dữ…Họ sợ! Bất chợt gặp ai mang quân phục, họ đều khúm núm một “dạ”, hai “thưa”, gọi chúng tôi, còn đang măng sữa, bằng “ông...” Lạ lùng hơn, bọn trẻ nít còn “rình mò” xem chúng tôi có đuôi không ???…Nhưng chỉ một thời gian ngắn, khoảng cách này gần như bị xoá nhoà…

Ở tạm trước Mang Cá lớn mấy hôm, đơn vị tôi được chuyển về đóng ở khách sạn Thuận Hoá, chỗ ở trước kia của phái bộ 4 bên và căn biệt thự của tướng nguỵ Sài Gòn Ngô Quang Trưởng. Tôi là y tá của trạm khách Quân khu được ra ngoài thường xuyên. Chẳng là khi tiếp quản TP Huế, bọn địch để lại một kho tân dược ở Mang Cá bé, tôi được thường xuyên vào đó lấy thuốc về cho đơn vị.

Con đường vào Đại Nội tím ngắt mầu hoa bằng lăng và trên cầu Tràng Tiền đã xuất hiện những chiếc áo dài trắng muốt của nữ sinh Đồng Khánh. Huế đang trở lại nhịp sống bình thường. Chợ Đông Ba đã ồn ã tiếng người mua, kẻ bán. Món bánh xèo Huế, trước cửa Đại Nội, lại toả hương chào mời quyến rũ. Huế sau ngày giải phóng bắt đầu hồi sinh…

Ở lại Huế hơn một năm thì tôi chuyển ngành ra Hà Nội. Chỉ một năm thôi nhưng dấu ấn về Huế thân thương, mộng mơ vẫn vẹn nguyên. Tôi không thể nào quên được những buổi tối thứ bảy, được đơn vị cho ra phố chơi, tha thẩn bên bờ sông Hương, được nghe giọng hò mái nhì, mái đẩy mượt mà, tình cảm…

Tôi cũng cảm nhận được thế nào là thân phận người con gái sông Hương qua vần thơ của Tố Hữu, được học thời niên thiếu. Tôi cũng không thể quên được giọng nói của người Huế, nhỏ nhẹ, ấm áp, khiêm nhường đến nao lòng. Điều đặc biệt của người Huế là không bao giờ biết đến sự vội vàng. Ở họ toát lên thần thái làm chủ…Hình ảnh người nữ sinh Đồng Khánh thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền mặc cho cơn mưa giông sầm sập kéo đến cứ ám ảnh khôn nguôi…

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm. Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Hà Thuỷ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động