HoREA kiến nghị những thay đổi cần thiết trong xây dựng nhà ở công nhân
Cần thiết có nhà ở cho công nhân
Chiều 5/10, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố về một số đề xuất tăng ngân sách trong lĩnh vực bất động sản.
Trong đó, HoREA cho rằng, từ thực tiễn phòng chống dịch Covid-19 cho thấy sự cần thiết xây dựng các khu nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho chuyên gia phục vụ trực tiếp cho từng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thậm chí phục vụ cho từng nhà máy mà thành phố đã chỉ đạo thực hiện trong hơn 20 năm qua.
Theo đó, thời gian trước, một số người lao động lại có tâm lý không muốn vào ở trong khu lưu trú công nhân vì gò bó, hoặc muốn ở chung với người thân, bạn bè, đồng hương. Bên cạnh đó, có doanh nghiệp rất đông công nhân tương đương một khu công nghiệp lớn nhưng chưa có khu nhà lưu trú công nhân riêng mà phải đưa đón hàng ngày, phát sinh vấn đề về giao thông đi lại và phòng chống dịch.
Nhiều khu nhà trọ của cá nhân, hộ gia đình đầu tư với phòng trọ (cả bếp, khu vệ sinh) có diện tích tối thiểu 10 m2 dành cho 2 người (mỗi người 05 m2) theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng, nhưng trên thực tế có số người lưu trú thường cao hơn, không có đủ tiện ích, dịch vụ, không đảm bảo an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy.
HoREA kiến nghị các diện tích đất đã giải phóng mặt bằng tại Khu công nghệ cao, xã Lê Minh Xuân,... được quy hoạch phát triển nhà ở xã hội; phần đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại mà chủ đầu tư dành để làm nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
![]() |
Việc không có khu lưu trú công nhân khiến nảy sinh nhiều vấn đề về giao thông. |
Đặc biệt, các doanh nghiệp tự thương lượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tự giải phóng mặt bằng và tự đầu tư phát triển nhà ở xã hội rất cần khuyến khích và hỗ trợ tạo điều kiện.
"Hiệp hội đề nghị Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về Đề án phát triển nhà ở thương mại giá thấp theo đề xuất của Bộ Xây dựng. Hiệp hội đề xuất các dự án này có thể áp dụng các chính sách ưu đãi bằng khoảng 1/3 hoặc 1/2 mức ưu đãi nhà ở xã hội hiện nay, để phát triển được các dự án nhà ở thương mại giá thấp có mức giá khoảng không quá 25 triệu đồng/m2 tại đô thị đặc biệt và thành phố trực thuộc Trung ương, không quá 23 triệu đồng/m2 tại đô thị loại 1, không quá 20 triệu đồng/m2 tại các đô thị còn lại, cùng với chính sách nhà ở xã hội đề thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho đông đảo người có thu nhập thấp đô thị", HoREA kiến nghị.
Đề xuất gỡ ách tắc để tăng ngân sách
HoREA đề nghị khẩn trương giải quyết công tác tính tiền sử dụng đất các dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong, nhưng chưa nộp hoặc đã tạm nộp tiền sử dụng đất, trong đó có dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng.
Theo đó, tháng 9/2020, theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ) thì toàn thành phố có 63 dự án của 17 doanh nghiệp với hơn 30.042 căn (gồm 27.709 căn hộ nhà chung cư và 2.693 căn hộ văn phòng officetel) chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho khách hàng mua nhà. Nguyên nhân chính là do Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính chưa chốt được tiền sử dụng đất của dự án. Trong năm 2020, Sở Tài nguyên Môi trường cho biết đã cấp “sổ đỏ” cho 11.114 căn, như vậy vẫn còn khoảng 20.000 căn chưa được cấp “sổ đỏ”.
"Việc chậm xác định tiền sử dụng đất dự án vừa làm giảm nguồn thu ngân sách thành phố, vừa gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người mua nhà vì không được cấp sổ đỏ để đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà. Nếu khẩn trương giải quyết hồ sơ nộp tiền sử dụng đất của mấy chục dự án nhà ở thương mại thì ngân sách Nhà nước của thành phố sẽ có thể thu được hàng ngàn tỷ đồng", HoREA kiến nghị trong văn bản.
![]() |
Nhiều dự án bát động sản hiện đang gặp vướng mắc trong việc tính tiền sử dụng đất. |
Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đã xây dựng xong hạ tầng và phần móng của nhà chung cư đủ các điều kiện được huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng, nên các chủ đầu tư rất mong mỏi được Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính trình UBND thành phố phê duyệt tiền sử dụng đất để sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Nếu đẩy nhanh công tác tính tiền sử dụng đất của các dự án này thì sẽ có thêm nguồn thu rất lớn cho ngân sách thành phố.
Hiệp hội HoREA đề nghị UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính đẩy nhanh công tác cấp sổ đỏ cho người mua nhà, trong đó có 10.020 người nước ngoài đã mua nhà tại thành phố, chiếm 81,2% tổng số người nước ngoài đã mua nhà trong cả nước.
UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở ngành, quận huyện và thành phố Thủ Đức khẩn trương xây dựng “Quy trình, thủ tục, cơ chế áp dụng các phương pháp xác định giá đất, thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại” phù hợp với thực tiễn, đảm bảo nguyên tắc xác định “giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường”, khắc phục các hạn chế, vướng mắc hiện nay để rút ngắn được thời gian.
Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 173 dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất, nhưng chưa được công nhận chủ đầu tư, gồm 126 dự án trong giai đoạn 2015 - 2018 và 47 dự án năm 2020.
Vì vậy, hiệp hội HoREA đề xuất “Quy trình đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại” gồm 4 bước. Cụ thể: Thực hiện thủ tục “Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”; Thực hiện thủ tục “phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hoặc bản vẽ tổng mặt bằng”; Thực hiện song song và nối tiếp các thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy phép xây dựng, xác định tiền sử dụng đất,... Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, doanh nghiệp được huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai; Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư dự án, cấp sổ cho khách hàng mua nhà.
Đối với các dự án đang tạm dừng vì bị thanh tra từ tháng 3/2017, HoREA đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành nghiên cứu từng trường hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý dứt điểm để được phép tiếp tục triển khai, hoặc phải chấm dứt dự án.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4
Infographic 14/04/2025 06:03

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes
Thị trường 11/04/2025 19:22

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”
Thị trường 08/04/2025 13:14

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025
Thị trường 05/04/2025 08:21

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời
Thị trường 03/04/2025 14:41

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM
Thị trường 02/04/2025 11:57

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài
Thị trường 27/03/2025 16:37

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản
Thị trường 27/03/2025 15:40

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2
Thị trường 24/03/2025 12:00

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần
Thị trường 24/03/2025 09:25