-->

Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô" sẽ có khoảng 80 trường đại học, cao đẳng tham gia

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học "Góp ý dự thảo Luật Thủ đô" sẽ có sự tham dự của 350 đại biểu, trong đó có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức, nhà khoa học đến từ khoảng 80 đại học, trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát triển Thủ đô là trách nhiệm của cả nước, không phải là xin - cho cơ chế Cần cơ chế đặc thù để phát triển trường công Hà Nội phải được tự chủ đầu tư theo mô hình hợp tác công tư trong nhiều lĩnh vực

Sáng 28/7, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội và Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp tổ chức họp báo về Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

350 đại biểu tham dự hội thảo

Dự buổi họp báo có các đồng chí: Nguyễn Thanh Sơn - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; Nguyễn Thanh Học -Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy; Nguyễn Việt Hùng -Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Nguyễn Tố Quyên - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; Chu Mạnh Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Công Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội; đại diện lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội.

Hội thảo khoa học
Toàn cảnh buổi họp báo.

Thay mặt các đơn vị chủ trì hội thảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội Chu Mạnh Hùng cho biết, ngày 1/8, hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” sẽ được tổ chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức thông qua kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm phát huy năng lực nghiên cứu của đội ngũ tri thức, các nhà khoa học trên địa bàn Thành phố; kết nối giữa đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia với các nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Ông Chu Mạnh Hùng nhìn nhận, định hướng của thành phố Hà Nội cũng gắn liền với mong mỏi của giới khoa học và các cơ sở khoa học, nghiên cứu trên địa bàn Thành phố giới, mong muốn có cơ hội đóng góp cho Thành phố. Thông qua hội thảo, ngoài việc góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô, còn là dịp để tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân cả nước nói chung và Hà Nội nói chung về Luật Thủ đô (sửa đổi), tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, quá trình triển khai xây dựng chính sách, đề xuất xây dựng Luật, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Hội thảo sẽ có sự tham dự của 350 đại biểu, bao gồm các đại biểu là đại diện của Văn phòng Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội và Hội đồng dân tộc, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ban Dân nguyện và Ban Công tác đại biểu; các đại biểu đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành Trung ương; đại diện Hội đồng Lý luận Trung ương; thành viên Ban Soạn thảo Dự thảo Luật Thủ đô.

Đại biểu thành phố Hà Nội có sự tham dự của các đồng chí đại diện lãnh đạo: Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; các ban Đảng của Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân; Văn phòng (Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân); Giám đốc các Sở, Bí thư Quận ủy, Huyện ủy của 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố.

“Đặc biệt, Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” có sự tham gia, đóng góp ý kiến của đội ngũ trí thức, nhà khoa học đến từ hơn 80 đại học, trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, ông Hùng cho biết.

Hội thảo khoa học
Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại họp báo.

Hội thảo tập trung tham luận, góp ý cụ thể vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 vấn đề: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Quản lý sử dụng đất đai; Đào tạo giáo dục Thủ đô và Phát triển văn hóa; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Bên cạnh các tham luận liên quan đến 9 chính sách, còn có các bài viết về kinh nghiệm quản lý đô thị, phân quyền, phân cấp của Trung ương cho địa phương… nhằm tham góp các luận cứ khoa học của đội ngũ tri thức, nhà khoa học với Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để cơ quan có thẩm quyền xem xét, nghiên cứu trong xây dựng Luật.

Ông Chu Mạnh Hùng cho biết thêm, các trường đại học, cao đẳng với thế mạnh chuyên môn riêng sẽ tham góp trực tiếp vào 9 chính sách, 5 chương nội dung của Dự luật; trong đó có 11 tham luận sẽ phát biểu trực tiếp tại hội thảo. Kết thúc hội thảo, tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ phát hành số chuyên đề về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Góp ý, gợi mở chính sách cho Hà Nội

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn của Luật Thủ đô, kết qua triển khai thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 trong những năm qua; sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô (sửa đổi); 9 nhóm chính sách đề xuất sửa đổi khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hội thảo khoa học
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Thanh Học đề nghị các cơ quan báo chí đưa ra các góc nhìn, góp ý, gợi mở chính sách cho Hà Nội.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng cũng mong muốn, các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền về sức lan tỏa, tác động của Luật Thủ đô (sửa đổi) tới xã hội, hệ thống chính trị Trung ương, địa phương, các cơ quan, ban, ngành thành phố Hà Nội, nhân dân Thủ đô, vùng Thủ đô và cả nước; khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tính đột phá cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Thanh Học nhấn mạnh, để hoàn thiện Dự án Luật, còn nhiều việc phải làm, trong đó, việc tổ chức các hội thảo là một kênh quan trọng.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền về nêu bật kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012; tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa lý luận và thực tiễn, sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); các đề xuất sửa Luật; công tác chuẩn bị nội dung, sự phối hợp của thành phố Hà Nội với cơ quan chủ trì soạn thảo; sự thống nhất, đồng bộ của Luật Thủ đô với hệ thống pháp luật; các ý kiến góp ý của Nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ khoa học, tri thức…

Đặc biệt, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy mong muốn các cơ quan báo chí sẽ khai thác, đưa ra các góc nhìn, góp ý, gợi mở chính sách cho Hà Nội…; nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Thủ đô là cơ sở quan trọng mang tính đột phá để phát triển Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ-TW.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động