--> -->

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phát triển Thủ đô là trách nhiệm của cả nước, không phải là xin - cho cơ chế

Khẳng định phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của cả nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, ở đây không phải là xin - cho cơ chế đặc biệt gì cho Hà Nội, mà là trách nhiệm của cả nước trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Phải xác định tư duy, quan điểm này để Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đều phải tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Huyện Thanh Oai: Chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp Phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng là trái tim của cả nước

Chiều 25/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thời cơ hội vàng để Hà Nội phát triển

Tại cuộc làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trình bày báo cáo triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội; tình hình triển khai Nghị quyết 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội; Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội; việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Thảo luận tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cùng các Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo cơ bản tán thành với các nội dung báo cáo của Thành ủy Hà Nội; đồng thời đánh giá cao những kết quả đạt được của Thủ đô trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Nghị quyết Đảng bộ Thành phố lần thứ 17 cùng các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Đặc biệt, diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan đã thay đổi vượt bậc, hiện đại, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Điều này cho thấy Hà Nội đã khai thác tương đối hiệu quả các chính sách đặc thù mà các nghị quyết của Quốc hội trao cho.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Các đại biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Các đại biểu chỉ rõ, thời gian qua triển khai thực hiện các Nghị quyết về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội đã đạt nhiều kết quả nổi bật, vượt trội như duy trì tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, GRDP tăng 5,86% cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%). Thu ngân sách vượt dự toán hàng năm, cơ cấu nguồn thu theo hướng tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 đạt 119,9% dự toán Trung ương giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp.

Các ý kiến cũng đề nghị Hà Nội cần tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù đã có; nghiên cứu, rà soát và đề xuất các chính sách mới, sửa đổi Luật Thủ đô để khơi thông nguồn lực, kiến tạo phát triển góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Đồng thời quan tâm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chú trọng công tác quy hoạch, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính.

Đáng chú ý, các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); khẳng định sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bởi đây không chỉ là trách nhiệm của thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp mà là trách nhiệm chung của cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với tầm nhìn mới, chiến lược mới cần nghiên cứu mở rộng thêm các chính sách đặc thù nếu phù hơp; đồng thời lưu ý việc sửa đổi Luật cần kế thừa các quy định của Luật hiện hành, luật hóa các quy định có trong các Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng tại Hà Nội và các địa phương khác; tập trung thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị; bảo đảm chính sách đặc thù so với pháp luật hiện hành nhưng trong khuôn khổ chủ trương của Đảng và Hiến pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp bảo đảm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chất lượng và đúng tiến độ, trong quá trình xây dựng luật cần chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự đồng thuận.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề mà lãnh đạo Quốc hội, các bộ, ngành quan tâm, tại cuộc làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, với những cơ chế hiện hành và từ trước đến nay, về cơ bản Hà Nội cũng thực hiện giống như các tỉnh, thành phố khác, không có gì vượt trội, do đó, Hà Nội chưa thể phát huy hết những lợi thế của mình.

Theo ông Nguyễn Văn Phong, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong giai đoạn này là cơ hội vàng để Hà Nội phát triển khi thành phố đang Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và lập Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến trao đổi, góp ý của lãnh đạo Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành trung ương, nhất là chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội ba nội dung có tính chiến lược vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 10/2023) tới gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi); Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là phải giao quyền cho Hà Nội, tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển, như cho phép Thành phố dùng nguồn lực địa phương để đầu tư các công trình hạ tầng lớn quy mô dự án trọng điểm quốc gia hay các dự án có tính chất liên tỉnh; xử lý ô nhiễm môi trường; di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học; cơ chế giải quyết các dự án tồn đọng; cơ chế đặc thù về định mức, đơn giá để có thể đầu tư các công trình xứng tầm.

Tháo gỡ vướng mắc với tinh thần tạo thuận lợi nhất

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay, bối cảnh có nhiều thuận lợi thách thức đan xen. Tình hình thế giới đối mặt với khủng hoảng kép do tác động của đại dịch, nhiều biến động do bất ổn địa chính trị, khủng hoảng lương thực, năng lượng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp. Trong bối cảnh đó, Thành ủy Hà Nội và cả hệ thống chính trị Thủ đô đã rất nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đạt được những kết quả tích cực, quan trọng và khá toàn diện, đặc biệt là sớm phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

Biểu dương những kết quả nổi bật của Thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Hà Nội đã có cách làm bài bản, từ xây dựng 10 chương trình hành động đến việc có các nghị quyết chuyên đề, các đề án chương trình, kế hoạch, tiến hành sơ kết, tổng kết thực hiện và nhân rộng các mô hình thực hiện hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Diện mạo Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh. (Ảnh: Hữu Duyên)

Điểm lại những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2023 của Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định những kết quả của Thủ đô đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế của cả nước. Cùng với đó, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và hoạt động của các cơ quan dân cử là Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là điểm sáng của Thủ đô.

Theo Chủ tịch Quốc Hội, thời gian tới, Hà Nội cần tập trung đánh giá, rà soát sâu hơn kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, khả năng hoàn thành các mục tiêu phát triển của cả nhiệm kỳ; làm rõ nguyên nhân khiến năng lực tổng thể của Thành phố có sụt giảm so với mặt bằng chung của cả nước; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra; tiếp tục rà soát làm tốt hơn đầu tư công, tạo đột phá đầu tư tư nhân; đẩy nhanh việc xây dựng các quy hoạch và triển khai tích cực, hiệu quả các quy hoạch đã có.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, không chỉ Hà Nội mà cả nước đều mong muốn Hà Nội có bước phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và đột phá hơn nữa, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục rà soát tổng kết báo cáo Quốc hội các nội dung bảo đảm trình đúng tiến độ. Trong đó, nghiên cứu đề xuất xử lý ngay những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, có thể đưa ngay vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội ủng hộ các cơ quan chủ động giải quyết theo thẩm quyền để kịp thời tháo gỡ vướng mắc với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho Thủ đô phát triển xứng tầm vai trò, vị thế đặc biệt của mình.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Quang cảnh cuộc làm việc. (Ảnh: Phạm Thắng)

Nhấn mạnh dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý phải bám sát việc tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thủ đô và các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đối với Hà Nội, đây là căn cứ rất quan trọng để đề xuất, kiến tạo các chính sách phát triển Thủ đô.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể chế hóa được các quan điểm mới nhất, trực tiếp nhất liên quan đến Thủ đô Hà Nội như Nghị quyết số 15-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế; trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, an ninh, an toàn, văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển nhanh và bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải được đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật. Việc quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô là rất cần thiết và có thể khác với các luật hiện hành về cùng một nội dung, một lĩnh vực, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với quy định của Hiến pháp và chủ trương của Đảng; xử lý tốt mối quan hệ giữa việc áp dụng Luật Thủ đô và các luật chuyên ngành sẽ được Quốc hội ban hành sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật. Phải hết sức chú ý vấn đề áp dụng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý vào dự án quy hoạch Thủ đô tháng 11/1959. (Ảnh: Phạm Thắng)

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Hà Nội là đô thị đặc biệt, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải quy định các vấn đề liên quan đến quản trị đô thị đặc biệt, đồng thời thể chế hoá được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thủ đô. Luật Thủ đô thực chất là một đạo luật về phân quyền để thực hiện hiệu quả nhất các yêu cầu quản trị, phát triển Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực huy động, quản lý, khai thác các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, xây dựng hệ thống chính trị Thủ đô.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà còn là trách nhiệm của cả nước. Ở đây không phải là xin - cho cơ chế đặc biệt gì cho Hà Nội cả mà là trách nhiệm của cả nước trong xây dựng, phát triển Thủ đô. Phải xác định tư duy, quan điểm này để Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan, bộ, ngành của Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội đều phải tập trung công sức, trí tuệ hoàn thiện dự luật này. Các quy định của Luật Thủ đô cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Cùng với đó, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) phải tạo cơ sở pháp lý giúp Thủ đô tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô, cải tạo chung cư cũ, các dự án tồn đọng...

Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Hà Nội cần tham vấn sâu rộng ý kiến của giới chuyên gia, nhà khoa học, Nhân dân; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến sâu rộng về dự án Luật; tiếp tục làm tốt công tác thông tin truyền thông để người dân đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật và tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

"Cà phê Công đoàn": Điểm hẹn giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ công đoàn

Trong một không gian nhẹ nhàng, khoáng đạt, gần gũi và thân tình, không có văn bản, giấy tờ hay báo cáo, tham luận, chỉ có những câu chuyện từ thực tiễn, các cán bộ Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp huyện Gia Lâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp, bài học quý báu về hoạt động công đoàn.
Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Chuyện những người chở nghĩa tình nơi phố thị

Giữa nhịp sống hối hả của Thủ đô, vẫn có những điều bình dị mà tử tế lặng lẽ diễn ra mỗi ngày. Đó là những nhân viên phục vụ, lái xe buýt âm thầm gieo những mầm thiện lành giữa dòng xe xuôi ngược, góp phần tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của Hà Nội mỗi ngày.
Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Hà Nội ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH, BHYT tự nguyện

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I phối hợp với các tổ chức dịch vụ thu tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân năm 2025 với chủ đề: “Tuyên truyền, vận động, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.

Tin khác

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu bổ sung chế tài xử lý người nổi tiếng lợi dụng uy tín quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Đổi mới lề lối làm việc theo phương châm "Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại"

Sáng ngày 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Người trực tiếp xây dựng pháp luật được hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng

Với 416/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03%), sáng 17/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, cuối phiên làm việc sáng 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất nới lỏng điều kiện nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Chính phủ đề xuất nới lỏng điều kiện liên quan đến việc trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động