--> -->

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội thông qua chủ trương bố trí 23.524 tỷ đồng cho Dự án đường Vành đai 4

100% đại biểu dự Kỳ họp thứ năm (kỳ họp chuyên đề) của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã biểu quyết, tán thành chủ trương dự kiến nguồn vốn triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được bố trí từ ngân sách Thành phố là khoảng 23.524 tỷ đồng.
Quận Long Biên cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai Xem xét chủ trương bố trí vốn cho Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Kỳ họp được tổ chức trong sáng nay (20/5) để xem xét, quyết nghị chủ trương bố trí, cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo kết luận tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Hà Nội dành khoảng 23.524 tỷ đồng để làm đường Vành đai 4
Kỳ họp thứ năm (kỳ họp chuyên đề) của HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI để xem xét, quyết nghị chủ trương bố trí, cân đối vốn cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Trước đó, Dự án này đã được HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết tại Kỳ họp thứ hai (tháng 9/2021) nhất trí về chủ trương đầu tư và bổ sung dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Thành phố. Tại Kỳ họp thứ ba (tháng 12/2021), HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục đưa dự án vào danh mục các công trình trọng điểm của Thành phố để tập trung chỉ đạo, điều hành.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại Hợp đồng BOT.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8km, qua địa phận 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (dài khoảng 58,2km), Hưng Yên (dài khoảng 19,3km), Bắc Ninh (dài khoảng 25,6km) và tuyến nối khoảng 9,7km. Điểm đầu: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội). Điểm cuối: khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Hà Nội dành khoảng 23.524 tỷ đồng để làm đường Vành đai 4
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình của UBND Thành phố

Dự án được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần, bao gồm: (1) Nhóm dự án 01: với 3 dự án thành phần thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn các tỉnh thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên; (2) Nhóm dự án 02: với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành triển khai trên địa bàn của các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh; (3) Nhóm dự án 03: với 1 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại Hợp đồng BOT.

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô dự kiến có tổng mức đầu tư là 85.813 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2027. Dự kiến, nguồn vốn từ ngân sách thành phố Hà Nội triển khai dự án là 23.524 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 19.477 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 4.047 tỷ đồng.

Theo ông Dương Đức Tuấn, UBND thành phố Hà Nội cam kết đảm bảo nguồn vốn thực hiện theo tiến độ. Kế hoạch vốn bố trí hàng năm sẽ được UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết nghị cụ thể trên cơ sở thủ tục, tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo luật định.

Hà Nội dành khoảng 23.524 tỷ đồng để làm đường Vành đai 4
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: Thanh Hải)

Theo báo cáo thẩm tra của HĐND thành phố Hà Nội do bà Hồ Vân Nga, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố, nguồn vốn để thực hiện Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô được sử dụng từ nguồn vốn bố trí cho các dự án lớn, cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và bố trí vốn hàng năm theo tiến độ thực hiện dự án (36.000 tỷ đồng) và từ nguồn dự phòng (15.000 tỷ đồng) đã được HĐND Thành phố thống nhất tại Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 là phù hợp. Dự kiến tổng nhu cầu vốn bố trí cho Dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là trong phạm vi tổng mức vốn đã được cân đối huy động của Thành phố.

Bà Hồ Vân Nga khẳng định, việc Thành phố tiếp tục ưu tiên cân đối bố trí vốn để thi công hoàn thành Dự án trong kỳ kế hoạch trung hạn 2026-2030 là cần thiết và có tính khả thi. Trong trường hợp tăng tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn bổ sung cho Dự án sẽ chủ yếu được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn kỳ sau 2026-2030 và không vượt quá khả năng huy động của ngân sách Thành phố.

Sau khi thảo luận, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã biểu quyết, nhất trí thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương dự kiến nguồn vốn triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô được bố trí từ ngân sách Thành phố là khoảng 23.524 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 là 19.400 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 4.047 tỷ đồng.

Hà Nội dành khoảng 23.524 tỷ đồng để làm đường Vành đai 4
Các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội biểu quyết thông qua Nghị quyết

Dự kiến bố trí vốn và giải ngân các năm trong giai đoạn 2021- 2025 theo kế hoạch tiến độ triển khai của Dự án như sau: Năm 2020 khoảng 100 tỷ đồng; năm 2023 khoảng 8.397 tỷ đồng; năm 2024 khoảng 5.955 tỷ đồng; năm 2025 khoảng 5.025 tỷ đồng.

HĐND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương, trong trường hợp tổng mức đầu tư của Dự án thành phần do thành phố Hà Nội là cấp quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện theo cơ chế được Quốc hội thông qua tại chủ trương đầu tư của dự án phải điều chỉnh tăng, thì phần vốn tăng thêm sẽ được xem xét bố trí từ nguồn vốn Ngân sách Thành phố.

HĐND thành phố Hà Nội đề nghị UBND Thành phố triển khai cân đối đủ vốn ngân sách Thành phố để tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đảm bảo tiến độ được Quốc hội thông qua tại chủ trương đầu tư; đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, quản lý nợ công và các quy định khác liên quan. Trường hợp huy động nguồn vốn hợp pháp khác ngoài vốn ngân sách Thành phố cần được lập đề án cụ thể, trình cấp thẩm quyền và HĐND Thành phố quyết nghị theo đúng quy định.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Tin bão mới nhất: Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng khả năng mạnh trở lại khi vào Vịnh Bắc Bộ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, hồi 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480 km về phía Đông. Bão số 3 giảm 1 cấp do ảnh hưởng của địa hình, còn cấp 11; dự báo khi xuống Vịnh Bắc Bộ, bão sẽ có khả năng mạnh trở lại.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?

Trong nước, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm trở lại. Giá vàng thế giới được dự báo khởi sắc.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Nghệ An: Tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” cho hơn 300 trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 20/7, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Hệ thống Giáo dục Khai Minh Đức tổ chức trại hè “Đi tìm nguồn cội” năm 2025 cho 330 trẻ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt là con của đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Tin khác

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu trực ban 24/24 giờ để theo dõi và kịp thời ứng phó bão số 3

Trước diễn biến rất mạnh, nhanh và nguy hiểm của cơn bão số 3 (bão Wipha), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân và cơ sở hạ tầng.
Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Phát triển bền vững đô thị ven sông Hồng: Hiện thực hóa khát vọng từ tầm nhìn chiến lược

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội cũng bắt tay vào việc triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Theo nhận định của các chuyên gia, việc triển khai mô hình chính quyền hai cấp sẽ mở ra cơ hội quan trọng để tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, đặc biệt là quản lý hiệu quả vùng ven sông Hồng. Đây là bước đi chiến lược góp phần xây dựng Thủ đô xanh, giàu bản sắc văn hóa.
Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Khẳng định vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong xây dựng chính quyền số

Không chỉ là lực lượng xung kích trong phong trào thanh niên, tuổi trẻ Thủ đô còn trở thành “cầu nối số” giữa chính quyền và nhân dân. Nhiều bạn đoàn viên, thanh niên đã tích cực tham gia các đội hình tình nguyện chuyển đổi số, túc trực hằng ngày tại Điểm phục vụ hành chính công, sẵn sàng hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Bố trí điều kiện y tế tốt nhất cứu chữa người bị thương trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Ngày 20/7, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 tại tỉnh Quảng Ninh.
Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Hà Nội kịp thời sẻ chia với các gia đình gặp nạn trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, chưa đầy 24 giờ sau vụ lật tàu thương tâm xảy ra tại tỉnh Quảng Ninh vào chiều 19/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình có người thân thiệt mạng và bị thương trong vụ việc. Tổng số tiền hỗ trợ bước đầu là 88 triệu đồng, được trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế chủ lực

Dự thảo Báo cáo chính trị xác định phát triển Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Xã Gia Lâm: Bảo đảm an sinh, phúc lợi, nâng cao đời sống nhân dân

Trong 6 tháng cuối năm 2025, xã Gia Lâm, Hà Nội tập trung hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, trong đó có việc phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Xem thêm
Phiên bản di động