--> -->

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững Hết năm 2023, tổng số nợ công bằng 36,07% GDP

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV, chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Trần Thị Vân phát biểu thảo luận.

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.

Do vậy cần phải đánh giá tác động một cách toàn diện và sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời giúp việc tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực ngân sách thực sự hiệu quả.

Cho ý kiến cụ thể về quy định dự phòng ngân sách nhà nước, tại Điều 10, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) nêu rõ, dự thảo Luật quy định về sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước với 3 nhóm chi là: Chi phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh; chi dự trữ quốc gia, nhiệm vụ đối ngoại đột xuất, cấp bách; chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới; chi hỗ trợ các địa phương khác.

Tuy nhiên, để kịp thời thực hiện chương trình viện trợ theo các hiệp định, cam kết phát sinh trong năm mà chưa bố trí dự toán, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị cần bổ sung nội dung “chi viện trợ theo các hiệp định” tại khoản 2 điều 10 dự thảo Luật. “Chi viện trợ này là chi từ ngân sách nhà nước, ghi rõ trong kế hoạch tài chính công, và thực hiện theo nội dung các hiệp định nên việc bổ sung vào dự phòng ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết”, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị.

Góp ý về nguồn thu của ngân sách Trung ương, quy định tại Điều 35, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị lựa chọn theo phương án 2, theo đó chỉ quy định trong dự thảo Luật về nguyên tắc, các nguồn thu phân chia và giao Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ phân chia trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh.

Riêng đối với tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất, tại điểm g, phương án 2, khoản 2, điều 35 dự thảo Luật quy định: “Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 30%; ngân sách địa phương hưởng 70%. Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 20%; ngân sách địa phương hưởng 80%”.

Đại biểu Trần Thị Vân phân tích, trên thực tế nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, là nguồn lực chủ yếu để chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương, nguồn thu này không liên quan đến việc xác định cân đối ngân sách vì thu tiền sử dụng đất phụ thuộc vào việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nên có thể tăng mạnh hoặc giảm sâu từng năm; những năm thị trường bất động sản nóng, nguồn thu này có thể rất cao; ngược lại, khi thị trường trầm lắng, nguồn thu sụt giảm mạnh; nguồn thu này không phản ánh năng lực thu ngân sách cơ bản của nền kinh tế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt khác việc hạch toán số thu tiền sử dụng đất hiện nay bao gồm cả chi phí đầu tư hạ tầng. Do đó đại biểu đề nghị Quy định thống nhất mức phân chia ngân sách Trung ương hưởng 20%, địa phương hưởng 80%.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Hà Đức Minh phát biểu thảo luận.

Góp ý quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương, đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn tỉnh Lào Cai) bày tỏ tán thành với phương án 2 do có tính linh hoạt cao hơn, cho phép điều chỉnh phân chia nguồn thu phù hợp với biến động thực tiễn về thu - chi ngân sách nhà nước, đồng thời phản ánh các thay đổi về cơ cấu nguồn thu theo xu hướng hiện đại (ví dụ như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế số, thu từ tài nguyên mới...).

Theo đại biểu Hà Đức Minh, việc giao Chính phủ xây dựng phương án tỷ lệ cụ thể trình Quốc hội quyết định là cần thiết để nâng cao tính chủ động, thích ứng với đặc điểm từng địa phương trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung vào phương án 2 ràng buộc pháp lý cụ thể nhằm tránh làm suy giảm vai trò quyết định của Quốc hội.

Cụ thể, đối với nội dung tại khoản h của phương án 2, cần bổ sung quy định khung tỷ lệ tối đa và tối thiểu phần ngân sách địa phương được hưởng đối với từng khoản thu (ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp địa phương được hưởng không dưới 20%, thuế bảo vệ môi trường không dưới 20%...).

Quy định Chính phủ phải công khai các tiêu chí, phương pháp và dữ liệu khi xây dựng tỷ lệ hưởng. Đảm bảo về việc thực hiện tối thiểu 3 năm đối với mỗi kỳ thi hành phương án phân chia tỷ lệ để địa phương có cơ sở lập kế hoạch tài chính trung hạn.

Cần làm rõ hơn về phạm vi, cơ sở của việc phân biệt các khoản thu “do địa phương quản lý” và “do cơ quan trung ương cấp phép” trong các khoản như tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, tiền sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường...để tránh chồng lấn và tạo động lực cho địa phương tăng thu hợp pháp.

Với các khoản thu có tác động trực tiếp đến địa phương về môi trường như: tài nguyên, bảo vệ môi trường... nên tăng tỷ lệ ngân sách địa phương hưởng, hoặc quy định nghĩa vụ ngân sách Trung ương phải tái đầu tư lại cho địa phương khai thác.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu thảo luận.

Liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại Điều 19 của Dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn tỉnh Hậu Giang) cho biết, Dự thảo luật đề nghị không quy định mức bố trí kinh phí cụ thể cho các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, dạy nghề, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Điểm b, Khoản 4, Điều 19). Dự thảo luật cũng đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định tổng chi ngân sách trung ương, của từng bộ, cơ quan trung ương theo lĩnh vực (Điểm a, Khoản 5, Điều 19).

Tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Nam đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành. Theo đó, cần quy định trong luật mức chi đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để đảm bảo nguyên tắc Luật thể chế hóa các quy định tại các nghị quyết của Trung ương về các lĩnh vực này.

Đại biểu Lê Minh Nam cho biết, qua theo dõi thực tế, thời gian vừa qua mức chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề có những khó khăn, việc theo dõi, phản ánh tách riêng ra đối với chi thường xuyên thì được nhưng mà chi đầu tư thì vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định cái mức chi này sẽ giúp ngoài đạt mục tiêu thể chế hóa các nghị quyết của Đảng thì nó cũng là một kênh cung cấp thông tin đầy đủ để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng cũng như là trong thực tế quản lý, quản trị phải có được những thông tin cụ thể để vấn đề quản lý, điều hành đảm bảo hiệu quả.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/7: Mưa rào và dông

Dự báo ngày 4/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây ấn tượng trên sóng phim giờ vàng VTV

Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây ấn tượng trên sóng phim giờ vàng VTV

Diễn viên nhí Khôi Nguyên (6 tuổi) đang là gương mặt chiếm trọn cảm tình của khán giả truyền hình qua vai diễn Khoai trong bộ phim Dịu dàng màu nắng.
Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Tập huấn về chuyển đổi số và AI: Nâng cao năng lực cho Công an Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Ngày 3/7/2025, Phòng An ninh chính trị nội bộ và Phòng An ninh điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề về chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chuyên môn của hai đơn vị.
Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Kinh tế tư nhân kỳ vọng vào Nghị quyết 68: Không chỉ ưu đãi, mà là sự đồng hành và tin tưởng

Không đợi ưu ái, không xin hỗ trợ, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày ngày lặng lẽ lớn lên bằng chính nội lực của mình. Trong dòng chảy đổi mới mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, niềm tin đã trở thành “chất dẫn” giúp kinh tế tư nhân khẳng định vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Những chia sẻ chân thật từ các doanh nghiệp cho thấy điều họ cần nhất không phải ưu đãi, mà chính là sự tin tưởng, đồng hành và khích lệ phát triển dài hạn.
Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Tuyển chọn tác phẩm báo chí chất lượng cao dự Giải Búa liềm vàng

Ngày 3/7, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30-KH/BTGDVTU và Công văn số 368-CV/BTGDVTU, triển khai tổ chức sơ tuyển, tuyên truyền, vận động tham gia Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ X - năm 2025 trên địa bàn Hà Nội.
Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Việt Nam đóng góp 6 cơ thủ tại vòng chính World Cup Carom 3 băng Porto 2025

Billiards Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế khi có tới 6 đại diện góp mặt tại vòng chính của giải World Cup Carom 3 băng Porto 2025. Trong số này, ngoài những cái tên quen thuộc như Trần Quyết Chiến hay Bao Phương Vinh, còn có sự xuất hiện đáng chú ý của hai tay cơ mới vượt qua vòng loại - Thón Viết Hoàng Minh và Đào Văn Ly.
Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. Từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng của ngân hàng.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Sáng 3/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí minh Nguyễn Văn Được đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư chỉ đạo 8 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, ngày 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao kết quả đạt được trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số 6 tháng đầu năm của Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương.
Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Đại tá Lưu Nam Tiến nhận nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Ngày 2/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô. Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham dự hội nghị.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Chính thức vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Ngày 1/7 cùng với các địa phương của cả nước, chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới chính thức vận hành, đi vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam

Hôm nay kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025) - một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và cách mạng Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với tầm nhìn chiến lược về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam" của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Ngành Bảo hiểm xã hội: Sẵn sàng phục vụ nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

Từ hôm nay (1/7/2025), quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức có hiệu lực. BHXH Việt Nam cho biết, toàn ngành đã sẵn sàng cho công tác triển khai, đảm bảo vận hành thông suốt liên tục, không làm gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Xem thêm
Phiên bản di động