--> -->

Sửa Hiến pháp năm 2013: Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang được nhiều tầng lớp Nhân dân quan tâm góp ý. Nhiều luật sư, luật gia Thủ đô, với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp... đã nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, thiết thực.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Sửa đổi Hiến pháp là cần thiết

Luật sư Chu Đông (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay là cần thiết, bắt buộc và cấp bách. Theo ông, Nhà nước đã có những cải cách thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; giúp tăng cường phân cấp, phân quyền và ứng dụng công nghệ trong quản lý nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao trách nhiệm của đại biểu dân cử.

Điều 115 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của HĐND, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước.

Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), các thành viên khác của UBND, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND.

Cần quy định rõ hơn tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân
Một buổi góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 của Hội Luật gia thành phố Hà Nội.

Người bị chất vấn phải trả lời trước HĐND. Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Luật sư Chu Đông cho rằng, quy định này còn hạn chế và có điểm chưa phù hợp như chưa quy định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm của đại biểu HĐND, chưa phù hợp với tổ chức Toà án và Viện Kiểm sát.

Vì vậy, luật sư Chu Đông góp ý, cần bổ sung tiêu chuẩn đại biểu HĐND, đáp ứng yêu cầu về năng lực, đạo đức và trách nhiệm. Đại biểu HĐND phải là công dân có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, gắn bó với nhân dân địa phương, có khả năng thực hiện nhiệm vụ đại diện và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Từ đó mới đảm bảo chất lượng của đại biểu, tránh tình trạng "đại biểu hình thức".

Đồng thời, tăng cường trách nhiệm giải trình của đại biểu: Đại biểu HĐND cần chịu trách nhiệm trước cử tri và pháp luật. Do vậy cần bổ sung vào khoản 1 quy định: "HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đại biểu HĐND phải định kỳ tiếp xúc cử tri, báo cáo công tác và giải trình các quyết định của mình". Điều này giúp cho sự minh bạch và gắn kết giữa đại biểu và cử tri.

Bên cạnh đó, quy định rõ quyền giám sát của HĐND: HĐND cần có công cụ giám sát hiệu quả hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND: "HĐND quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, hoạt động của UBND và các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương”.

Nhà nước nghiên cứu thí điểm mô hình HĐND chuyên trách tại các đô thị lớn, đảm bảo đại biểu có đủ thời gian và điều kiện thực thi nhiệm vụ. Điều này giúp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND ở các khu vực phức tạp.

Cũng theo luật sư Chu Đông, cách mạng số đòi hỏi đổi mới phương thức làm việc. Các địa phương sau sáp nhập rất rộng, do vậy HĐND cần được ứng dụng công nghệ thông tin trong họp, thảo luận, lấy ý kiến cử tri và công bố thông tin để bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả

Cần có các quy định cụ thể hơn

Luật gia Hồ Thị Mộng Điệp (Chủ tịch Hội Luật gia quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) quan tâm góp ý sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Hiến pháp năm 2013. Theo bà Điệp, mặc dù quy định liệt kê nhiều chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhưng cần có các quy định cụ thể hơn về cơ chế thực hiện các chức năng và nhiệm vụ này. Cần xây dựng các văn bản hướng dẫn hoặc các quy định chi tiết hơn về cơ chế thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị quyết có đề cập đến "các tổ chức xã hội khác", nhưng chưa làm rõ vai trò và vị trí của các tổ chức này trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và trong hệ thống chính trị - xã hội.

Góp ý sửa đổi, bổ sung Điều 10, luật gia Hồ Thị Mộng Điệp cho rằng, việc quy định Công đoàn Việt Nam “trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” có thể gây tranh cãi về tính độc lập tương đối của Công đoàn. Cần có quy định rõ ràng và chi tiết hơn về mối quan hệ giữa Công đoàn và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có thể sử dụng các cụm từ như “phối hợp”, “tham gia” thay vì “trực thuộc” để thể hiện đúng bản chất của mối quan hệ này.

Cũng theo bà Điệp, mặc dù quy định nêu rõ Công đoàn "tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội" và "tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát", nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về cơ chế, hình thức, phạm vi và trách nhiệm của Công đoàn trong các hoạt động này. Điều này có thể dẫn đến sự mơ hồ và khó thực hiện.

Đồng thời, cần đi sâu hơn vào vai trò của Công đoàn trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ ở các cấp độ khác nhau. Các vấn đề như thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, đối thoại xã hội cần được đề cập rõ ràng và chi tiết hơn...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Hành trình chạm ngôi Quán quân Language Melody 2025

Nhật Anh (SBD A24) đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh để trở thành Quán quân Bảng Đơn ngữ của Language Melody 2025, khép lại mùa thi thứ mười của cuộc thi âm nhạc đa ngôn ngữ này với không ít câu chuyện đáng nhớ.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội: Liên thông dữ liệu giữa các cơ quan là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

Phát biểu tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, sáng 2/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã nêu kinh nghiệm của Hà Nội trong liên thông dữ liệu giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị phục vụ triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Người cho chết não hiến tặng mô, tạng hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh

Vừa qua, Bệnh viện E triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 5 người bệnh.
Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký quyết định chuẩn y nhân sự tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp từ 1/7 có gì mới?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chủ trì hội nghị.
Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên khẩn trương ứng phó lũ sông Thương, sông Cầu

Do mưa lớn kéo dài, lũ trên sông Thương và sông Cầu đang lên nhanh, một số sự cố đã xảy ra trên tuyến đê tả Cầu. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.

Tin khác

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Người dân hài lòng trong ngày đầu tiên đến làm việc tại trụ sở Công an phường, xã

Ngày làm việc đầu tiên thực hiện chính quyền 2 cấp, không khí làm việc tại trụ sở Công an các phường Đông Ngạc, Vĩnh Tuy, Tây Hồ và xã Thường Tín, Thành phố Hà Nội khá sôi động. Các cán bộ, chiến sĩ thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao, niềm nở, tạo thiện cảm đối với nhân dân.
Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ông Trần Anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Hà Nội thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực

Chiều 30/6, Công an Hà Nội công bố quyết định thành lập thêm 30 Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) khu vực, nâng tổng số đơn vị trực thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH lên 41 Đội. Đây được đánh giá là bước đi chiến lược, thể hiện quyết tâm của Công an Thành phố trong việc đổi mới toàn diện công tác PCCC và CNCH, hướng đến mục tiêu “Gần dân hơn - nhanh hơn - hiệu quả hơn” nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân Thủ đô.
Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Quận Đống Đa bàn giao công tác, sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 29/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tiến hành bàn giao công tác giữa Chủ tịch UBND quận Đống Đa và Chủ tịch UBND 5 phường mới.
Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Người dân, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn

Từ ngày 1/7/2025, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành tại Hà Nội. Không chỉ là một bước cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, sự kiện này còn mở ra kỳ vọng về một chính quyền thực sự gần dân, sát dân, vì dân và phục vụ tốt hơn. Trong dòng chảy chuyển mình ấy, người dân và doanh nghiệp - những đối tượng thụ hưởng trực tiếp đã thẳng thắn chia sẻ niềm tin, mong mỏi và cả những yêu cầu rõ ràng đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Sẵn sàng cho ngày vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 - ngày đánh dấu một mốc quan trọng khi cả nước vận hành chính thức chính quyền địa phương 2 cấp. Tại Hà Nội, tâm thế sẵn sàng cho ngày 1/7 lan toả tại 126 xã, phường tạo nên bước đột phá lớn trong cải cách hành chính, xây dựng chính quyền gần dân, sát dân hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Công an thành phố Hà Nội: Không để ngắt quãng công việc khi chuyển giao bộ máy mới

Cùng với toàn hệ thống chính trị, Công an Thủ đô đã và đang khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại Công an cấp xã, bảo đảm từ ngày 1/7/2025, bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực và đặc biệt không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.
Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Thành lập Tổ công tác thường trực giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa 2 cấp

Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

BHXH Khu vực I phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp

Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản gửi BHXH các quận, huyện, liên huyện về việc phân công quản lý 126 phường/xã theo chính quyền địa phương hai cấp.
Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an Hà Nội có tân Phó Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Theo đó, Đại tá Lê Văn Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc, được điều động và bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động