--> -->

Hành trình truy bắt trùm "xã hội đen" mang 4 lệnh truy nã

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) kể lại những chi tiết chưa từng được công bố trong chuyên án bắt tên trùm "xã hội đen" mang 4 lệnh truy nã, luôn thủ sẵn súng AK và lựu đạn.
hanh trinh truy bat trum xa hoi den mang 4 lenh truy na Phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
hanh trinh truy bat trum xa hoi den mang 4 lenh truy na Nam thanh niên bất ngờ bị chém trọng thương
hanh trinh truy bat trum xa hoi den mang 4 lenh truy na
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến. Ảnh: Dân trí

Theo dõi ngược lực lượng đánh án

Đó là đối tượng Trần Trung Hùng (còn gọi là Hùng “Giống”- SN 1987, quê Nam Định), một tay giang hồ rất cộm cán ở Kom Tum. Đối tượng này quy tập một lực lượng đàn em gồm những thành phần xã hội đen để hoạt động với những chiêu như đòi nợ thuê, đâm thuê, chém mướn, bảo kê, buôn bán trái phép chất ma túy.

“Trong quá trình đòi nợ thuê, Hùng và đàn em từng đánh đập dã man và chặt ngón tay của một người. Hùng và đàn em rất lộng hành, chúng gây ra nhiều vụ án khiến cho người dân hoang mang, lo sợ. Đối tượng dùng xe máy phân khối lớn, chạy tốc độ cao để thoát khỏi lực lượng truy đuổi. Đặc biệt, đối tượng này lúc nào cũng kè kè khẩu súng AK, súng ngắn và lựu đạn, sẵn sàng bắn trả lại lực lượng truy bắt. Đối tượng còn sử dụng ma túy đá” - Tướng Tiến cho biết.

hanh trinh truy bat trum xa hoi den mang 4 lenh truy na
Đối tượng Hùng bị bắt giữ (hình ảnh của cơ quan công an).

Thời điểm cuối tháng 11.2016, Trần Trung Hùng đã mang 4 lệnh truy nã, Công an tỉnh Kom Tum lập kế hoạch để bắt đối tượng này. Khi phát hiện Hùng làm lán để ẩn náu bên bờ suối, lực lượng công an đã tiến hành vây bắt. Phát hiện bị bao vây, đối tượng lập tức nổ súng xối xả ra xung quanh khiến một cán bộ công an trúng đạn bị thương.

“Khi Hùng bỏ trốn, camera của lực lượng công an thu được hình ảnh hắn cởi trần, khẩu AK vác trên vai, đạn cuốn quanh người trông chẳng khác nào fulro những năm 80 của thế kỷ trước”- Tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết.

Việc bắt được đối tượng đặc biệt nguy hiểm như Trần Trung Hùng điều quan trọng nhất là sự tính toán về nghiệp vụ, phương án, chứ không phải đông quân là thắng. Nếu như trong ngôi nhà Hùng ẩn náu có người thì lực lượng công an không thể tấn công được”.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến

Sau vụ bắt hụt đối tượng, lực lượng của Cục Cảnh sát hình sự đã được điều từ Hà Nội vào để thực hiện truy bắt. “Khi chúng tôi vào, đối tượng Hùng đã cử đàn em theo dõi xem lực lượng của Bộ Công an thế nào. Để đảm bảo bí mật, đoàn công tác đã phải vào Trung tâm Huấn luyện của Công an tỉnh” – Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cho biết.

Huy động xe bọc thép

Theo Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, trong quá trình truy bắt Trần Trung Hùng, ông từ Hà Nội vào Kom Tum đến 3 lần. Qua theo dõi của trinh sát, mặc dù bị truy nã gắt gao nhưng đối tượng Hùng không bỏ trốn xa, chỉ loanh quanh trên địa bàn tỉnh. Thời điểm khi lực lượng của Bộ Công an vào truy bắt, đối tượng Hùng vẫn đi đòi nợ thuê. Đối tượng còn dọa “con nợ” nếu không đến trả tiền sẽ bị bắn vỡ đầu, “con nợ” sợ quá phải đi báo công an.

“Ban ngày đối tượng Hùng lên rừng, ra rẫy trốn, đến tối lại nhờ người thân, quen đưa đi tá túc. Những người giúp thường đưa Hùng đến nhà người thân của họ để gửi rồi về. Nghĩa là đối tượng khi trốn luôn ở cùng người dân nên việc truy bắt rất khó. Hùng vốn là kẻ manh động, liều lĩnh, súng và lựu đạn lúc nào cũng kè kè bên người nên việc truy bắt không cẩn thận sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người dân”- Tướng Hồ Sỹ Tiến kể lại.

Khi đó Ban chuyên án đã phải dùng phương án lần lượt theo dõi và bắt giữ tất cả những ai đã giúp Hùng ẩn náu để đối tượng không còn nơi để nhờ. “Có lần lực lượng công an xác định Hùng đang lẩn trốn trong một căn nhà mà toàn bộ gia đình này đều đi vắng hết nên kế hoạch vây bắt đã được triển khai. Tuy nhiên do sơ xuất dẫn đến thông tin bị lộ nên khi lực lượng trinh sát ập vào thì đối tượng Hùng đã đi mất hút” – Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự cho hay.

Sau khi nhiều người giúp Hùng lẩn trốn lần lượt bị bắt, đối tượng chỉ còn người yêu để nhờ tiếp tế. Người yêu của Hùng lại nhờ một người khác. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng công an đã buộc người này đưa Hùng vào căn nhà không có người để ẩn náu. Sau khi xác định, đối tượng đang ở trong căn nhà không có người tại xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, lực lượng công an tiến hành bao vây.

“Chúng tôi huy động xe bọc thép, dùng lựu đạn hơi cay và gọi loa đối tượng ra hàng. Biết không thể chống cự hay bỏ trốn, Hùng đã ra đầu hàng. Lực lượng công an đã thu giữ được 1 khẩu súng AK, có 1 viên đã lên nòng và 1 băng đạn có 31 viên; 1 khẩu súng K59 có 7 viên đạn thì 1 viên cũng đã lên nòng”- Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến kể.

Theo Lương Kết/ danviet.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.
Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện

Bộ Y tế đã có Công văn số 2808/BYT-KCB về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

TP.HCM: Tái diễn cảnh “mưa lớn là ngập"

“Đến hẹn lại lên”, những khi mưa lớn, kéo dài trên 30 phút là nhiều khu vực, tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại ngập nặng. Sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nề.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Biểu dương 95 công nhân giỏi, 665 sáng kiến sáng tạo và 78 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến

Từ các phong trào thi đua yêu nước, 5 năm qua, số công nhân giỏi thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) Hà Nội được khen thưởng cấp trên cơ sở là 870 đồng chí, sáng kiến sáng tạo là 2.360 sáng kiến sáng tạo. Qua đó, khẳng định hiệu quả của phong trào thi đua và sự sáng tạo đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động