“Hành trình số” để làng nghề truyền thống Thủ đô “cất cánh”
Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025 Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ |
Thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời phát triển các làng có nghề mới; rà soát phân loại các làng nghề cần duy trì, bảo tồn hoặc chuyển nghề khác. Bên cạnh đó, phát triển các sản phẩm thủ công, truyền thống có thế mạnh, phát triển làng nghề gắn với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực làng nghề…
![]() |
Sổ tay điện tử làng nghề giúp cho các làng nghề truyền thống Thủ đô phát triển. |
Đáng chú ý, theo Đề án, trong giai đoạn 2025 - 2030, thành phố Hà Nội sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 5 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phấn đấu công nhận mới ít nhất 10 nghề và 25 làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển 10 làng từ “làng nghề” lên “làng nghề truyền thống”; phát triển ít nhất 3 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 10 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm.
Thành phố cũng phấn đấu có trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả; tối thiểu 80% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.
Dự kiến, có trên 50% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đồng thời hỗ trợ số hóa cho những sản phẩm làng nghề này; ít nhất 30% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt 10%/năm.
Tiếp tục duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Phấn đấu có ít nhất 30% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề; xây dựng Vlog làng nghề Hà Nội, sổ tay điện tử làng nghề...; xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động.
Đến năm 2050, Thành phố sẽ khôi phục, bảo tồn được ít nhất 10 nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền. Công nhận mới từ 10 nghề và 20 làng nghề, làng nghề truyền thống trở lên. Phát triển ít nhất 20 làng nghề gắn với du lịch, hình thành 20 tour tuyến du lịch làng nghề, trải nghiệm. Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận hoạt động hiệu quả; 90% người lao động tại làng nghề, làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản.
Đề án cũng đề ra mục tiêu Thành phố sẽ có ít nhất 300 làng nghề có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP; ít nhất 50% số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận có sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; ít nhất 50% làng nghề có không gian trưng bày, điểm giới thiệu và bán sản phẩm hoặc trên sàn TMĐT. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân các làng nghề đạt khoảng 10%/năm.
Ngoài ra, Thành phố sẽ duy trì 100% làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành. Xây dựng một số chuỗi giá trị liên kết đối với những nghề có nhiều làng nghề tham gia và sử dụng nhiều lao động…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường
Tin khác

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang
Tiêu dùng 12/07/2025 16:38

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Tiêu dùng 09/07/2025 06:12

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện năng “lập đỉnh” trong tháng 6/2025
Tiêu dùng 03/07/2025 17:12

Hàng giả, hàng nhái tràn ngập chợ dân sinh ở Hà Nội: “Vùng cấm” hay được “ưu ái”?
Tiêu dùng 30/06/2025 05:40

Phân cấp quản lý thương mại điện tử cho địa phương để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế số
Tiêu dùng 27/06/2025 14:40

Tăng cường vai trò của các địa phương trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tiêu dùng 27/06/2025 13:34