--> -->

Hà Nội: Tăng cường xử lý các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Kịp thời khống chế đám cháy tại phường Phú Thượng Công nghiệp hỗ trợ giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, số lượng các vụ cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội không ngừng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và trật tự an toàn xã hội.

Đối với các công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã có văn bản số 1902/UBND-ND ngày 17/6/2021 về việc đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục các vi phạm quy định về PCCC đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động gửi Bộ Công an và Bộ Xây dựng, ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND ngày 18/6/2021 về khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bản thành phố Hà Nội, đồng thời ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, hiện nay qua công tác thống kê, báo cáo của Công an Thành phố, việc triển khai thực hiện của các đơn vị và đặc biệt là các chủ đầu tư công trình vi phạm còn chậm trễ, chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Nguyên nhân do ý thức chấp hành quy định pháp luật về PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa cao; công tác quản lý nhà nước về PCCC còn những hạn chế nhất định; vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, trật tự đô thị chưa quyết liệt, thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu “buông lỏng” trong quản lý; cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ và hậu quả do cháy, nổ gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số nội dung.

Hà Nội: Tăng cường xử lý các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy
Ảnh minh họa.

Chủ tịch UBND Thành phố giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của HĐND Thành phố quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (thay thế Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố).

Đồng thời chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm đang tồn tại chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; kịp thời nắm bắt và tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình xây dựng mới theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; kiến nghị, yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình…

Sở Xây dựng được giao thực hiện nghiêm việc thẩm định, cấp phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi có văn bản góp ý về giải pháp, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC; chỉ nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC của Cơ quan Cảnh sát PCCC.

Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã trong việc tổng hợp, xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ để điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) và các công trình có vi phạm về trật tự xây dựng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố…

Đảm bảo khắc phục ít nhất 30% công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC

Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã tổng hợp, rà soát các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động có sai phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý đối với từng công trình cụ thể.

Phối hợp các sở, ngành có liên quan trong quá trình lập quy hoạch, tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... phải đảm bảo việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ về giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc... đáp ứng yêu cầu về an toàn PCCC.

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội đề xuất biện pháp quản lý an toàn điện (sau công tơ điện) tại các cơ sở sản xuất, nhà kho, nhà xưởng, nhà ở gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh.

Phối hợp với Công an Thành phố tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp (đặc biệt là các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động). Rà soát quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh như: Chợ, gas, xăng dầu, hóa chất... theo lĩnh vực đơn vị quản lý, theo dõi.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp UBND quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê danh sách các trường hợp người sử dụng đất đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất so với hồ sơ địa chính mà chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đề xuất UBND Thành phố các giải pháp, biện pháp khắc phục.

Sở Văn hóa và Thể thao rà soát công tác cấp phép hoạt động vũ trường; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã rà soát công tác cấp phép hoạt động karaoke trên địa bàn Thành phố; tuyệt đối không cho phép hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC…

Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thực hiện nghiêm túc việc phê duyệt, cấp phép xây dựng; rà soát các công trình trong các khu công nghiệp chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; hướng dẫn, chỉ đạo các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về PCCC.

Hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố khẩn trương đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc thành lập Đội PCCC chuyên ngành theo quy định của pháp luật…

UBND các quận, huyện, thị xã được giao thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình vi phạm khẩn trương nghiêm túc thực hiện hoàn thành việc khắc phục ngay đối với từng tồn tại, vi phạm về PCCC; riêng trong năm 2022: Đảm bảo khắc phục hoàn thành ít nhất 30% công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã; xử lý nghiêm các chủ đầu tư chây ì, cố tình không thực hiện.

Chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành của Thành phố rà soát, thống kê, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố có biện pháp xử lý dứt điểm đối với các công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động được xây dựng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ để điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất,...

Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị cấp huyện, đơn vị quản lý về xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các công trình sai phạm trong đầu tư xây dựng, ngăn chặn kịp thời không để phát sinh mới các công trình vi phạm yêu cầu, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC trong quá trình triển khai thi công xây dựng công trình.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Sáng mai (11/7), Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai về lương tối thiểu vùng năm 2026

Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ hai vào sáng mai (11/7) để trao đổi về phương án lương tối thiểu vùng năm 2026.
EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

EVNHANOI hiện đại hóa công tác quản lý vận hành sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý

Kể từ ngày 1/7/2025, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức lại mô hình các Công ty Điện lực trực thuộc. Theo đó, EVNHANOI tổ chức lại các Công ty Điện lực cấp quận/huyện từ 30 đơn vị xuống còn 12 Công ty Điện lực khu vực. Việc sắp xếp này nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, phát huy hiệu quả nguồn lực, hướng đến xây dựng mô hình hoạt động chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ với tiến trình chuyển đổi số toàn diện trong ngành điện.
Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Tập huấn những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 10/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn công tác chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tới cán bộ, viên chức, người lao động BHXH các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Gần 900 trẻ em Nghệ An nhiễm giun sán từ chó mèo

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bệnh viện sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận gần 900 ca trẻ em nhiễm ký sinh trùng như giun đũa chó mèo và sán dây – những bệnh lý thường lây truyền từ thú nuôi trong gia đình
Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Nỗ lực hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Các nước ASEAN và đối tác cam kết đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường, các nước nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đối thoại, hợp tác, phối hợp hành động ứng phó các thách thức chung, đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Báo Pháp luật Việt Nam kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên và ra mắt Tòa soạn hội tụ

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên (10/7/1985 – 10/7/2025) và ra mắt tòa soạn hội tụ. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá cao những đóng góp nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam với Bộ, ngành Tư pháp.

Tin khác

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Sáng 10/7, tại kỳ họp 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thành phố. Đây là một bước cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Sáng 10/7, kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”.
Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Đất bãi sông Hà Nội được khai thác ra sao theo Nghị quyết mới?

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê trên địa bàn. Theo đó, việc sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm... phải đảm bảo phù hợp quy hoạch phòng, chống lũ, không san lấp bãi sông hiện có, không làm gia tăng rủi ro thiên tai. Các công trình chỉ được lắp dựng tạm thời, tuyệt đối không sử dụng làm nhà ở hay chứa hóa chất độc hại.
Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng, môi trường, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp

Chiều 9/7, tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, với 83/84 đại biểu có mặt bấm nút tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và thu chi ngân sách trong 6 tháng cuối năm 2025.
Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Hà Nội tăng tốc thực hiện 282 dự án, số hóa đất đai và khởi công hàng loạt cây cầu

Trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng và áp lực đổi mới ngày càng lớn, Hà Nội đặt mục tiêu tổng lực tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, củng cố nền hành chính phục vụ để về đích các mục tiêu năm 2025.
Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Hà Nội thí điểm cung cấp suất ăn sẵn cho học sinh bán trú

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết Thành phố đang triển khai tổ chức thí điểm mô hình bữa ăn bán trú cho học sinh trên địa bàn Hà Nội, theo hướng tổ chức tập trung suất ăn sẵn nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình và giảm các khâu trung gian.
Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Phải tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Sau thời gian buổi sáng làm việc tập trung, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cao; với tinh thần tiếp tục đổi mới, thực chất trong hoạt động giám sát, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 25 khoá 16.
Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương, đơn vị phải xác định chuyển đổi số trong Đảng là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là trách nhiệm của đồng chí Bí thư - người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo.
Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Hà Nội còn tồn tại hơn 700 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa được kiểm soát

Tại phiên chất vấn sáng 8/7 kỳ họp 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố khẳng định, mặc dù có nhiều nỗ lực, Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác an toàn thực phẩm (ATTP). Thực tế, người dân Thủ đô vẫn chưa thể yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày. Nỗi lo đó từ nguồn gốc, quy trình sản xuất, cho đến lưu thông, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động