--> -->

Hà Nội: Quyết định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với đối tượng chính sách cao hơn, ngoài quy định của các cơ quan có thẩm quyền phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Từ 15/2/2024: Người lao động được đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp Tạo cơ chế mở để Thủ đô “hóa rồng” Hà Nội: Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm

Đây là một trong các nội dung được chỉnh lý mới nhất của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đang được Bộ Tư pháp, thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan phối hợp hoàn thiện, sau khi được Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua.

Theo dự thảo mới, thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây dựng hệ thống chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Thủ đô bảo đảm đa dạng, toàn diện, hiện đại, bền vững, bao phủ toàn dân; phù hợp với từng nhóm đối tượng và khả năng ngân sách địa phương của thành phố Hà Nội.

Mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu về y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, trợ giúp xã hội, trợ giúp pháp lý, nước sạch, nhà ở xã hội, tiếp cận thông tin.

Hà Nội: Quyết định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Các cơ quan chức năng đang tích cực hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định các chính sách xã hội sau đây: Bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội, hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp vay mua nhà ở xã hội.

Việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên. Trường hợp không bố trí được đất sản xuất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm; hỗ trợ học phí học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho người học thường trú tại Hà Nội.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: 100% đối với người thuộc hộ nghèo; tối thiểu 60% đối với người thuộc hộ cận nghèo; tối thiểu 20% đối với các đối tượng khác. Hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đối với đối tượng chính sách cao hơn, ngoài quy định của các cơ quan có thẩm quyền phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

Hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kinh phí thực hiện việc khám sức khỏe được bảo đảm thực hiện từ ngân sách địa phương của thành phố Hà Nội, nguồn xã hội hóa theo lộ trình phù hợp.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ và trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của thành phố Hà Nội; bố trí ngân sách phù hợp với điều kiện thực tiễn và khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội để thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ quỹ đất, hạn mức đất ở và khả năng ngân sách, xem xét, quyết định giao đất để làm nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố chưa có đất ở; trường hợp người dân đã có đất ở nhưng chưa có nhà hoặc nhà bị dột nát thì hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà phù hợp với điều kiện, tập quán ở địa phương.

Phương Thảo

Nên xem

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Gắn du lịch sáng tạo với “hồi sinh” các làng nghề truyền thống

Bên cạnh việc đồng tình với định hướng phát triển du lịch sáng tạo và trải nghiệm trong Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, nhiều nghệ nhân làng nghề và du khách cũng đề xuất Hà Nội cần đẩy mạnh du lịch trải nghiệm, tạo cơ hội quảng bá di sản, đồng thời góp phần giữ gìn và “hồi sinh” các làng nghề truyền thống giữa lòng Thủ đô.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động