--> -->

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững Chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong kỷ nguyên trí tuệ Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Mở rộng tiếp cận đến mọi đối tượng

Xây dựng xã hội học tập vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, cơ bản, lâu dài, vì đây là động lực thúc đẩy toàn dân thi đua học tập nhằm nâng cao dân trí, bồi đắp tri thức để phát triển bền vững, đưa đất nước ta phát triển bằng tri thức và bằng sức sáng tạo của nhân dân. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chủ trương này.

Theo đó, thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn Thành phố. Các hoạt động triển khai gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số…

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững
Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, cho rằng, Bình dân học vụ số là một phong trào quan trọng trong việc nâng cao dân trí và phát triển xã hội trong thời đại số.

Có thể thấy, bằng những cách làm giản dị, gần gũi và thiết thực, phong trào “Bình dân học vụ số” tại Hà Nội hiện nay không chỉ giúp mọi tầng lớp nhân dân biết dùng, hiểu rõ, mà còn làm chủ công nghệ, tự tin bước vào thời đại số.

Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, cho rằng, “Bình dân học vụ số” là một phong trào quan trọng trong việc nâng cao dân trí và phát triển xã hội trong thời đại số. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu mọi lĩnh vực, trong đó có ngành giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, học tập không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn mở rộng việc tiếp cận đến mọi đối tượng.

“Phong trào bình dân học vụ truyền thống từng là biểu tượng trong việc xóa mù chữ, nâng cao dân trí của dân tộc ta. Ngày nay, khi đât nước bước vào kỷ nguyên số, phong trào bình dân học vụ số không chỉ là một sự nối tiếp mà còn là lời khẳng định, mọi công dân đều có quyền tiếp cận và làm chủ tri thức số; góp phần xây dựng một xã hội học tập toàn diện”, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh nhấn mạnh.

Được biết, hiện nay, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội là đơn vị tiên phong trong phong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học công nghệ. Trường cũng đã tích cực trong việc hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số” do thành phố Hà Nội phát động; góp phần chuyển hóa tinh thần học để khai sáng thành học để làm chủ khoa học công nghệ.

Trong những năm qua, Trường đã không ngừng đầu tư công nghệ mới, các phòng học thông minh, phòng Lab hiện đại, đồng bộ, màn internet tốc độ cao, phủ sóng wifi toàn trường, đáp ứng nhu cầu toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng trên nền tảng số, quản lý số, quản trị số…

Trường cũng không ngừng hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ để triển khai nền tảng công nghệ số, kết nối đồng bộ các dữ liệu hệ thống thông tin trong toàn trường. Trong đó, nền tảng HHT đã đáp ứng liên thông, kết nối với các nhiệm vụ văn phòng như: Quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, tài sản, hành chính…

Chủ động tiếp cận và làm chủ tri thức số

Đặc biệt, những năm qua, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cũng đã triển khai các dịch vụ phục vụ người học như: Cổng thông tin đăng ký học tín chỉ, thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi về chuyển đổi số, kỹ năng số, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức giáo dục nghề nghiệp, tổ chức đào tạo về kỹ năng số; thí điểm triển khai xây dựng học liệu số trên nền tảng thực tế ảo cho cán bộ, giáo viên…

Triển khai đến toàn bộ học viên, sinh viên trong toàn trường trong việc làm quen sử dụng với máy tính, điện thoại thông minh, internet, các ứng dụng cơ bản như email, mạng xã hội, dịch vụ công trực tuyến…Từ đó, nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của kỹ năng số đã không ngừng được nâng lên.

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững
Em Lê Công Thụy - Sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, cho rằng phong trào sẽ giúp không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Đội ngũ giảng viên của nhà trường đều có trình độ chuyên môn cao, tích cực trong việc ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy, tích cực ứng dụng công nghệ mới thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường. Giảng viên, sinh viên nhà trường, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin có nền tảng kiến thức tốt, sẵn sàng tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong việc sử dụng kỹ năng số.

“Các hoạt động hưởng ứng bình dân học vụ số đã góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo trong tương lai”, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội nhấn mạnh.

Với vai trò là một cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Tiến sĩ Phạm Xuân Khánh khẳng định, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội sẽ tiên phong, tiếp tục nỗ lực và đồng hành cùng phong trào, hỗ trợ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giảng viên, tài nguyên phục vụ cho phong trào; sẵn sàng tiếp nhận các nhiệm vụ do UBND Thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về Chuyển đổi số, đào tạo tập huấn kỹ năng số, thúc đẩy các hoạt động bình dân học vụ số, góp phần xây dựng một xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.

Em Lê Công Thụy - sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, chia sẻ: "Em cảm thấy phong trào "Bình dân học vụ số" không chỉ giúp người dân xóa bỏ nỗi lo về công nghệ mà còn nâng cao trình độ văn hóa và khả năng thích nghi với thời đại số. Trong thời kỳ chuyển đổi số, việc nắm vững kiến thức và kỹ năng số là điều kiện tiên quyết để hội nhập và phát triển. Với tinh thần "đi từng ngõ, đến từng nhà, hướng dẫn từng người", phong trào sẽ giúp không ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia".

Hay tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận thức rõ tính cách mạng, ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào “Bình dân học vụ số”, với phương châm "toàn dân, toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau", Trường đã tập trung vào 3 giải pháp trọng tâm như: Nhà trường đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao kỹ năng số cho giảng viên, sinh viên, góp phần vào công cuộc xoá mù số trên toàn quốc. Nhà trường cũng đặt mục tiêu hoàn thiện nền tảng eHUST, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, qua đó thúc đẩy giáo dục số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Còn tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình), những tiết học về Trí tuệ nhân tạo (AI) và Gen AI trên nền tảng "Bình dân học vụ số" đang dần trở thành một phần quen thuộc trong thời khóa biểu. Công nghệ không chỉ mang đến trải nghiệm học tập mới mẻ, mà còn mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn, nuôi dưỡng sự tò mò và khơi dậy sáng tạo ở học sinh...

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững
Các điểm "Bình dân học vụ số lưu động" được đặt ngay tại các trường học, hướng dẫn sinh viên, người dân các kỹ năng số cơ bản.

Được biết, trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn số 2407/BGDĐT-HSSV gửi các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai sâu rộng, hiệu quả, tạo sự lan tỏa toàn diện về nhận thức và hành động cho toàn thể học sinh, sinh viên về phong trào “Bình dân học vụ số”. Phát huy tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số; chuyển quá trình học tập, rèn luyện, nâng cao và ứng dụng tri thức số trở thành nhu cầu tự thân của mỗi học sinh, sinh viên.

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, nòng cốt là học sinh, sinh viên trong các các cơ sở giáo dục có chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin; thông qua hoạt động tình nguyện trong thời gian nghỉ hè để phổ cập kỹ năng số cho người dân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế...

Kim Tiến - Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá thị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần.
Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Để không bị phạt tiền, trừ điểm khi lái xe vào cao tốc

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khuyến cáo, các chủ xe trước khi đi vào cao tốc cần kiểm tra phương tiện của mình có dán thẻ ETC, tài khoản thẻ còn tiền hay không. Nếu không đủ các điều kiện này mà vẫn điều khiển xe vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng, trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe.
Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Do có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương, Huy chương, phần thưởng, danh hiệu cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Danh sách Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương gồm 34 thành viên, do Chủ tịch nước Lương Cường làm Trưởng Ban. Ban tổ chức Lễ tang gồm 25 thành viên, do Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm trưởng ban.
Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thông cáo đặc biệt về Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Quốc tang.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đại biểu Quốc hội: Đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất

Đánh giá cao ý nghĩa nhân văn của chính sách miễn, giảm học phí, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế hỗ trợ học phí với cơ sở giáo dục công lập, quy định rõ nguyên tắc hỗ trợ, tiêu chí xác định mức hỗ trợ, tránh dẫn đến chênh lệch lớn giữa các địa phương; đảm bảo học sinh được hưởng chính sách thực chất, tránh miễn một khoản chính thức nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác.

Tin khác

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Sáng 22/5, đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024 - 2025 gồm 200 học sinh cùng các thầy cô giáo đã báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự kiến trụ sở các xã Ba Vì sau sắp xếp

Dự kiến trụ sở các xã Ba Vì sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp, huyện Ba Vì có 8 đơn vị hành chính cơ sở cấp xã. Đáng chú ý, hiện huyện Ba Vì đã dự kiến xác định trung tâm hành chính - chính trị, đề xuất nơi đặt trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của các xã mới sau khi thực hiện sắp xếp.
Sẽ tiến hành khởi công dự án cầu Ngọc Hồi nối Hà Nội - Hưng Yên đúng kế hoạch

Sẽ tiến hành khởi công dự án cầu Ngọc Hồi nối Hà Nội - Hưng Yên đúng kế hoạch

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về dự án cầu Ngọc Hồi.
Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị

Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị

Tiếp tục chương trình Hành trình kết nối năm 2025, ngày 21/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Dự kiến nơi đặt trụ sở 3 phường mới của quận Ba Đình sau sắp xếp

Dự kiến nơi đặt trụ sở 3 phường mới của quận Ba Đình sau sắp xếp

Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã thông tin về đề xuất địa điểm các cơ quan hành chính - chính trị 3 phường mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Quận Hoàn Kiếm: Sôi nổi đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Quận Hoàn Kiếm: Sôi nổi đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đóng góp ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đang tạo nên đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Tại quận Hoàn Kiếm, nhiều cán bộ, công chức đã tích cực nghiên cứu, đóng góp ý kiến để sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Dự kiến trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 3 phường mới của quận Hai Bà Trưng

Dự kiến trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 3 phường mới của quận Hai Bà Trưng

Trụ sở của 3 phường mới ở quận Hai Bà Trưng được đặt tại trụ sở UBND quận và các trụ sở UBND phường hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động