--> -->

Gỡ nút thắt tiếp cận nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có các chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội. Nhiều người kỳ vọng, với những đề xuất mới này, sẽ tạo nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào, giá cả hợp lý để người có thu nhập thấp có thể thực hiện được ước mơ an cư.
Bơm 2.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội, vạn dân đón tin vui giữa mùa dịch Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội cho người lao động

Quy hoạch, bố trí quỹ đất... còn nhiều bất cập

Trong Tờ trình dự án Luật của Bộ Xây dựng gửi Bộ Tư pháp thẩm định mới đây cho biết, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng hơn 155.800 căn, với tổng diện tích hơn 7.790.000 m2. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454.360 căn, với tổng diện tích khoảng 22.718.000 m2; trong đó có 245 dự án với quy mô 300.000 căn đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô 156.700 căn hộ đang đầu tư xây dựng.

Gỡ nút thắt tiếp cận nhà ở xã hội
Nhu cầu nhà ở xã hội của người dân là rất lớn. (Ảnh: VGP)

Tuy nhiên, việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; điều kiện kinh tế - địa lý của từng vùng, miền, địa phương và nhu cầu nhà ở thực tế của người dân.

Đồng thời, thiếu các mô hình dự án nhà ở xã hội quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo cung cấp số lượng lớn nhà ở xã hội cho người dân tại các thành phố lớn, tập trung nhiều khu công nghiệp. Trong khi đó, điều kiện lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội còn chưa thống nhất với quy định về đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản... dẫn đến việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương bị “ách tắc”, kéo dài.

Đáng nói, quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư chưa đủ khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Quy định cứng phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng dẫn đến tình trạng quỹ nhà ở xã hội cho thuê để “trống”, lãng phí trong khi đó chủ đầu tư không được bán dẫn đến không thu hồi được vốn...

Giá bán phải phù hợp với mặt bằng thu nhập

Vấn đề được cả chủ đầu tư và người mua đặc biệt quan tâm là giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội. Dự thảo Luật quy định, với nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đồng thời, giá thuê được tính đủ chi phí bảo trì nhà ở; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê. Trường hợp cho thuê mua nhà ở thì giá thuê mua được tính đủ chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua; trường hợp được bán nhà ở thì giá bán thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Luật này.

Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua có 2 luồng ý kiến khác nhau, phương án 1 là hoặc giữ nguyên như quy định hiện hành. Phương án 2 là giá bán do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp (chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hợp lý khác) và không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 83 Luật này.

Giá thuê cũng do chủ đầu tư xác định trên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì nhà ở và chi phí tương tự với giá bán, còn giá thuê mua được thực hiện theo quy định như giá thuê nhưng trừ kinh phí bảo trì.

Mỗi đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội chỉ đươc mua hoặc thuê mua một căn nhà ở xã hội, nếu thuê thì mỗi thời điểm chỉ được thuê một căn nhà ở xã hội. Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, thời hạn thanh toán tiền thuê mua tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Dự thảo Luật cũng quy định bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. Việc bán lại theo cơ chế thị trường chỉ được thực hiện sau thời hạn 5 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, dự án Luật Nhà ở sửa đổi đề xuất nhiều quy định mới như việc quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm trích 10% tiền sử dụng đất thu từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để bổ sung vào một khoản mục riêng trong Quỹ đầu tư phát triển của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đấu nối hệ thống hạ tầng chung của khu vực có dự án nhà ở xã hội; đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Đồng Hới đón vận hội trở thành trung tâm hành chính mới sau sáp nhập

Thành phố Đồng Hới vốn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa phong phú. Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Trị, nơi đây vẫn được lựa chọn là thủ phủ hành chính của tỉnh, điều này đang mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản.
MIK Group ra mắt MIK Signature Privileges - Nâng cao giá trị sống cho cư dân

MIK Group ra mắt MIK Signature Privileges - Nâng cao giá trị sống cho cư dân

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển các dự án bất động sản ghi dấu ấn trên thị trường, MIK Group đang từng bước hiện thực hóa chiến lược lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm thông qua chương trình MIK Signature Privileges - hệ thống đặc quyền toàn diện được thiết kế riêng cho các khách hàng sở hữu những bất động sản cao cấp, hạng sang.
Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Thêm nguồn cung văn phòng và căn hộ hạng sang tại Bình Dương

Để sẵn sàng cho việc bàn giao căn hộ vào quý III/2025 và khai thác tòa nhà văn phòng với nhiều dịch vụ tiện ích, ngày 7/5, Công ty TNHH Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại - Đầu tư Bất động sản Tường Phong, chủ đầu tư dự án Roxana Plaza, quốc lộ 13, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, Bình Dương đã nhập 5 máy biến thế với công suất 1600 KVA về dự án để phục vụ việc hạ trạm, đấu điện cho dự án.
Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Thuế 20% lãi chuyển nhượng bất động sản: Cẩn trọng kẻo “siết” luôn thị trường

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 20% trên phần lãi chuyển nhượng bất động sản, thay vì cách thu 2% trên tổng giá bán như hiện nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là thay đổi lớn sau gần một thập kỷ giữ nguyên cách tính thuế.
Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì

Hà Nội sắp có thêm dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì

Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích khoảng 49.704 m2, tổng vốn đầu tư gần 3.478 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2025 đến năm 2028.
Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Thị trường đất nền thời hậu sốt: Không dành cho người nóng vội, thiếu hiểu biết

Sau những cơn sốt đất nền lan rộng từ 2020 - 2022, thị trường bất động sản tại Hà Nội và các tỉnh lân cận năm 2025 đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là thời điểm vàng để đầu tư hay chỉ là một cái bẫy tinh vi được giăng sẵn?
Khu đô thị Vạn Phúc là công trình tiêu biểu của TP.HCM

Khu đô thị Vạn Phúc là công trình tiêu biểu của TP.HCM

Khu đô thị Vạn Phúc (Vạn Phúc City) xuất sắc được vinh danh là một trong 7 dự án bất động sản tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong lễ vinh danh 50 công trình tiêu biểu của Thành phố nhân dịp kỷ niệm đại lễ 30/4 của đất nước.
Hà Nội chuẩn bị đấu giá đất tại một số huyện

Hà Nội chuẩn bị đấu giá đất tại một số huyện

Trong tháng 5/2025, các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Hoài Đức và Thạch Thất sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với hàng trăm lô đất ra thị trường.
Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên

Hà Nội mở bán một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên

Mới đây, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đã công bố kế hoạch tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Hope Residences (phường Phúc Đồng, quận Long Biên).
Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER

Công ty cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh vừa công bố mở bán đợt cuối dự án bất động sản QMS TOP TOWER tại điểm giao phố Tố Hữu và phố Vũ Trọng Khánh, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động