--> -->

“Giữ lửa” kinh tế tư nhân

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5% trong năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội, các chuyên gia cho rằng, cần chú trọng việc phát triển mạnh cũng như “giữ lửa” khu vực kinh tế tư nhân, để đây thực sự là một động lực của nền kinh tế.
Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Năm 2024 là năm áp chót của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Nếu không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay thì mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Để đạt được mục tiêu này, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, đã đặt ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.

“Giữ lửa” kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước. (Ảnh minh họa: BT)

Thực tế nhìn lại bức tranh tăng trưởng năm 2023, đối với các động lực tăng trưởng truyền thống, về đầu tư, đóng góp vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) mới chủ yếu là từ đầu tư công. Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của đầu tư tư nhân còn rất thấp, năm 2023 chỉ đạt 2,7%. Đáng nói, so với giai đoạn 2019 - 2022, đây là mức thấp nhất.

Cụ thể, so với năm 2019 thấp hơn 6,3 lần, năm 2020 thấp hơn 1,1 lần, năm 2021 là 2,6 lần và năm 2022 là 3,3 lần. Chưa kể, qua báo cáo của các bộ, ngành cho thấy, nhiều cơ chế, chính sách, quy định pháp luật vẫn còn cản trở, kìm hãm đầu tư tư nhân. Do đó, vấn đề mấu chốt là cần tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, cùng với tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn để có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân.

Tại hội nghị Chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh rằng, năm 2024 và các năm tiếp theo, các cơ quan chức năng cần tiếp tục có những giải pháp, chính sách nhằm “giữ lửa” đà cải cách môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, bình đẳng cho kinh tế tư nhân.

Hiện, kinh tế tư nhân ở Việt Nam có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp hoạt động, với khoảng 7 triệu doanh nhân. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đạt tầm cỡ quốc tế như Vingroup, Sun Group, T&T Group, Thaco, Vietjet, Vinamilk,... và có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 45% GDP cả nước, hơn 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo việc làm cho 85% số lao động cả nước; chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Thực tế, để hoàn thành các mục tiêu về kinh tế xã hội đã đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025, cần nhiều hơn nữa sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hoạt động của khu vực này còn gặp nhiều khó khăn, rào cản, như chưa thật sự được bình đẳng với các khu vực kinh tế khác trong tiếp cận các nguồn lực về tài chính, đất đai; hay những bất cập, thiếu đồng bộ trong thể chế phát triển kinh tế tư nhân.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới nhận định, một trong những vấn đề khiến đầu tư tư nhân gặp trở ngại đó là khu vực bất động sản có những khó khăn và có tác động lớn làm chậm lại đầu tư tư nhân trong nước. Vì vậy, theo bà Dorsati Madani, trong thời gian tới cần phải xem khu vực bất động sản sẽ hồi phục như thế nào và xem xét sự liên kết của bất động sản đối với 1 số ngành khác.

“Tôi thấy rằng, khu vực bất động sản có ảnh hưởng tới ngành xây dựng, dịch vụ, hậu mãi, nội thất… và nhiều ngành khác, bởi người ta xây nhà, mua nhà sẽ cần vật tư, vật liệu và phải mua sắm”, bà Dorsati Madani nói.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, trong thời gian tới cần phải cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo thuận lợi để họ có khả năng tiếp cận được nguồn tài chính, giúp doanh nghiệp phát triển, có sự hiện diện trên thị trường và tăng trưởng sản phẩm. Ngoài ra, cần tinh giản các quy định về thành lập và vận hành doanh nghiệp, tăng tính minh bạch trong thủ tục. Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh hơn, có năng suất cao hơn, họ sẽ là những nhân tố xuất khẩu cho khu vực và thế giới.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động lực của nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, cần đặc biệt chú trọng trong năm 2024 và các năm tiếp theo, các chính sách vĩ mô phải xoay quanh việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Cùng với đó, thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Đặc biệt, kỷ luật kỷ cương cần tiếp tục được siết chặt, đi đôi với phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển; bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo tăng năng lực phản ứng chính sách theo hướng linh hoạt, đa dạng.

Chính sách vĩ mô cần đồng bộ, thiết thực và hiệu quả cao; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến vì lợi ích chung của đất nước, địa phương, người dân, doanh nghiệp.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo.

Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2025, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021 - 2025, số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp. Đến hết năm 2030 có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm đưa dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 hoạt động vào cuối năm 2025

Quyết tâm đưa dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 hoạt động vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Đức và Dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 BV Bạch Mai chậm trễ như hiện tại là có lỗi với nhân dân. Do đó, phải quyết tâm khắc phục bằng được những tồn tại hạn chế để có thể hoàn thành trong năm nay.
Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Sửa 7 luật về đầu tư, đấu thầu và tài chính: Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chiều 23/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Từ thực tiễn sản xuất, sáng kiến của công nhân giỏi làm lợi cho doanh nghiệp

Từ thực tiễn sản xuất, sáng kiến của công nhân giỏi làm lợi cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà hội nhập và phát triển, vai trò của người công nhân ngày càng trở nên quan trọng. Họ không chỉ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm, mà còn là những mắt xích không thể thiếu trong chuỗi đổi mới và sáng tạo. Đặc biệt, những "Công nhân giỏi" với tinh thần cống hiến, ý chí vươn lên và khả năng đưa ra các sáng kiến từ chính thực tiễn sản xuất đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chị Nguyễn Thị Phấn, công nhân may thuộc Công ty TNHH May HNA VINA (huyện Ứng Hòa), là một điển hình như vậy.
Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời đầu tư nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện tốt nhất để ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô có những bước tiến mạnh mẽ và phát triển toàn diện.
Thông báo phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương

Thông báo phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương

Công an thành phố Hà Nội thông báo về việc phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cụ thể cho các phương tiện nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và thông suốt trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ ngày 24/5 đến hết ngày 25/5. Theo đó, nhiều tuyến đường sẽ bị tạm cấm hoặc hạn chế các loại phương tiện lưu thông.
Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Đề xuất mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Đề xuất mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Bộ Nội vụ xây dựng danh mục địa bàn cấp xã áp dụng lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Tin khác

Giá vàng thế giới giảm, mất mốc 3.300 USD/ounce

Giá vàng thế giới giảm, mất mốc 3.300 USD/ounce

Giá vàng giảm phần nào đến từ các nhà đầu tư chốt lời và do thị trường lao động Mỹ vẫn khá ổn định.
Giá xăng dầu hôm nay (23/5): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc, trong nước tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/5): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc, trong nước tăng

Hôm nay (23/5), giá dầu thế giới tiếp đà giảm sau khi xuất hiện thông tin cho thấy OPEC+ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng từ tháng 7. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 64,35 USD/thùng, giảm 0,88%, giá dầu WTI ở mốc 61,07 USD/thùng, giảm 0,93%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn biến động không cùng chiều, giá bán cao nhất được niêm yết tại mức 26.202 đồng/USD.
Giá vàng hôm nay (23/5): Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay (23/5): Vàng trong nước biến động trái chiều

Giá vàng hôm nay (23/5): Giá vàng trong nước hiện đang biến động trái chiều, giá vàng miếng SJC giảm 500.000 đồng/lượng so với hôm qua, trong khi đó giá vàng nhẫn lại tăng.
Giá vàng hôm nay tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay tăng, giảm chóng mặt

Theo cập nhật trong chiều nay (22/5), giá vàng miếng SJC đã giảm gần 1 triệu đồng/lượng so với sáng nay, trong khi đó giá vàng nhẫn lại tăng.
Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng mạnh trong chiều 22/5

Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng mạnh trong chiều 22/5

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 22/5, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 58 đồng/lít, xuống còn 19.122 đồng/lít và xăng RON 95 giảm 62 đồng/lít, xuống mức 19.532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu được điều chỉnh tăng ở mức từ 88 - 352 đồng/lít/kg.
Giá xăng dầu hôm nay (22/5): Giá dầu thế giới vẫn kéo dài đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/5): Giá dầu thế giới vẫn kéo dài đà giảm

Hôm nay (22/5), giá dầu thế giới giảm sau khi chính phủ Mỹ công bố số liệu tiêu cực về lượng dầu thô và nhiên liệu tồn kho. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,15 USD/thùng, giảm 0,29%, giá dầu WTI ở mốc 61,84 USD/thùng, giảm 0,32%. Trong nước, kỳ điều hành hôm nay rất có thể sẽ tăng phiên thứ hai liên tiếp.
Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá USD "chợ đen" tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá USD "chợ đen" tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn chủ yếu bằng hoặc thấp hơn phiên trước.
Giá vàng hôm nay (22/5): Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng

Giá vàng hôm nay (22/5): Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng

Giá vàng hôm nay (22/5): Giá vàng trong nước tăng trở lại, mức tăng nhiều nhất lên tới gần 2 triệu đồng/lượng so với sáng qua.
Vì sao Hà Nội, Hưng Yên sẽ vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao năm 2025?

Vì sao Hà Nội, Hưng Yên sẽ vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội được giao năm 2025?

Ngày 27/2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 444 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, năm 2025 thành phố Hà Nội phải hoàn thành 4.670 căn hộ. Còn tỉnh Hưng Yên năm 2025, được Thủ tướng giao phải hoàn thành 1.750 căn hộ. Đến nay, theo báo cáo của Bộ Xây dựng cả hai địa phương này đều sẽ hoàn thành vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng giao trong năm nay.
Xem thêm
Phiên bản di động