-->

Giải pháp đột phá trong quản lý dạy thêm, học thêm

(LĐTĐ) Kể từ ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới. Khi “đi vào cuộc sống” và thực hiện một cách nghiêm túc, Thông tư được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục, điều chỉnh hành vi của học sinh và giáo viên.
Quy định mới về dạy thêm, học thêm 8 điểm mới về dạy thêm, học thêm

Vẫn còn băn khoăn

Từ học kỳ II năm học 2024 - 2025, Trường Trung học phổ thông Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm) dừng tổ chức dạy học tăng cường cho học sinh nhà trường, thực hiện theo quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Việc này khiến nhiều phụ huynh, học sinh băn khoăn bởi nhu cầu học sinh cần học thêm là có thật. Trong khi, học phí dạy tăng cường của các thầy cô trong trường rất thấp.

Giải pháp đột phá trong quản lý dạy thêm, học thêm
Kể từ ngày 14/2/2025, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới.

“Nhà trường tổ chức dạy tăng cường cho đối tượng học sinh có nhu cầu nâng cao, bồi dưỡng kiến thức. Con gái tôi học tăng cường các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh, Vật lí, Hoá học mà học phí chỉ khoảng gần 200.000 đồng/tháng. Giờ nhà trường không tổ chức dạy tăng cường nữa, tôi chưa biết cho con học thêm ở đâu”, chị Nguyễn Thị Hoài (phụ huynh có con học lớp 10 tại Trường Trung học phổ thông Đại Mỗ) chia sẻ.

Chị Bùi Thùy Linh (có con đang học lớp 9 tại một trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Hà Đông) cho biết, trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ II, nhà trường đã thông tin đến cha mẹ học sinh về việc dừng tổ chức dạy thêm tại trường khiến tất cả phụ huynh trong lớp đều rất lo lắng vì chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường dừng dạy thêm thì con biết học như thế nào. “Đại diện lớp đã đề xuất với giáo viên chủ nhiệm về việc viết đơn xin tự nguyện để thầy cô giáo tiếp tục dạy thêm trong trường, giúp các con ôn luyện chuẩn bị thi nhưng cô giáo cho biết phải báo cáo với nhà trường, khi nào có quyết định sẽ báo lại với phụ huynh”, chị Linh thông tin.

Ở một góc nhìn khác, anh Mai Xuân Tuyên (quận Hà Đông) cho hay, từ nhỏ đến lúc đi học, con trai anh chưa từng đi học thêm các môn chính khóa nào. Theo anh Tuyên, việc học thêm, dạy thêm là tùy thuộc vào nguyện vọng của gia đình và năng lực của con. Sau vài tuần không học theo lịch học ở trường như trước, anh nhận thấy con mình có vẻ… hạnh phúc hơn.

“Bản thân tôi cảm thấy rất đồng tình với các quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT. Con có khả năng thế nào thì học như thế ấy, chứ không gây áp lực. Tôi đã từng có dịp tiếp xúc với chuyên gia tư vấn, nhiều cháu bây giờ áp lực quá, thành ra stress, chẳng làm được việc gì. Bây giờ làm sao tinh thần của các cháu thoải mái, vui tươi và hạnh phúc”, anh Tuyên bày tỏ.

Cần thay đổi trong nhận thức

Vấn đề dạy thêm, học thêm lâu nay luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Từ năm 2012 đến 2024, quy định dạy thêm học thêm được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 16/5/2012 và Quyết định số 2499/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/8/2019 bãi bỏ một số nội dung của Thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2019.

Dạy thêm, học thêm là hoạt động phức tạp, phạm vi cả trong và ngoài nhà trường; nhu cầu lớn trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nên văn bản đã tồn tại được hơn một thập kỷ chưa đủ chế tài quản lý. Ngày 10/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 41/TTg-QHĐP giao Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGD&ĐT về dạy thêm, học thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và yêu cầu thực tế, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu và ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025; quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học như sau: Học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các trường phổ thông hiện nay đang áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã quy định cụ thể số tiết/môn, đưa ra các yêu cầu cần đạt với từng môn học vừa sức học sinh. Bộ GD&ĐT cũng giao các trường quyền tự chủ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo hiệu quả; giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu của chương trình là phát triển năng lực học sinh. Như vậy, về mặt nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã bảo đảm cho học sinh lượng kiến thức đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT hướng tới việc các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…

Quy định mới nhằm bảo đảm quyền lợi cho học sinh, tránh việc giáo viên “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm. Nếu không thuộc đối tượng cần học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm ở ngoài nhà trường là hoàn toàn tự nguyện.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

Bình Dương: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 30 dự án có vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD

(LĐTĐ) Trong số 30 dự án được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương đầu tư có 16 dự án thuộc lĩnh vực nhà ở thương mại với tổng vốn đầu tư 38.453 tỷ đồng, 7 dự án FDI với số vốn đăng ký gần 1 tỷ USD.
Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

Rộn ràng giao quân tại TP.HCM và Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 13/2, các địa phương trên địa bàn Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2025, đạt 100% chỉ tiêu giao quân.
Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

Khánh thành Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Dự án cải tạo nhà truyền thống cách mạng phường Phú Thượng được khánh thành. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Phú Thượng lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy để đưa đất nước phát triển, nâng cao đời sống nhân dân

(LĐTĐ) Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu thảo luận tổ tại Đoàn Hà Nội về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong động viên tân binh lên đường nhập ngũ

(LĐTĐ) Sáng nay (13/2), huyện Thanh Trì tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tới dự và động viên tân binh lên đường nhập ngũ.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Tăng cường thông tin, tuyên truyền và việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về việc thông tin, tuyên truyền đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường Trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An.

Tin khác

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

Công bố quyết định tổ chức lại Trường THPT Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An

(LĐTĐ) Ngày 13/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định tổ chức lại Trường Trung học phổ thông (THPT) Chu Văn An thành Trường THPT chuyên Chu Văn An.
Dành trọn tâm huyết cho học trò khiếm thị

Dành trọn tâm huyết cho học trò khiếm thị

(LĐTĐ) Gần 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai - Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn dành nhiều tâm huyết, tình yêu thương tới các thế hệ học trò. Trong hành trình đó, nữ nhà giáo đã có nhiều giải pháp để triển khai làm sách giáo khoa chữ nổi Braille cho học sinh khiếm thị tại trường.
Yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm

Yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 545/BGDĐT-GDTrH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông.
Tránh việc “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm

Tránh việc “kéo” học sinh trên lớp ra ngoài để dạy thêm

(LĐTĐ) Kể từ ngày 14/2, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới. Tuy nhiên, trước thời điểm chính thức được áp dụng vẫn còn những lúng túng trong việc triển khai. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thông tin rõ thêm về nội dung này.
Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

Hà Nội: Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10°C

(LĐTĐ) Căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các nhà trường có thể điều chỉnh thời gian học để học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần linh hoạt giải quyết để học sinh được vào học.
Xem xét phương án điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

Xem xét phương án điều chỉnh lịch học trong trường hợp nhiệt độ xuống quá thấp

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 393/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Quy định Khung năng lực số cho người học

Quy định Khung năng lực số cho người học

(LĐTĐ) Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.
Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

Sẽ thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm.
Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

Giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ

(LĐTĐ) Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” là giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội để cụ thể hóa kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ giữa các trường học khu vực nội thành và ngoại thành; góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động