--> -->

Gỡ nút thắt trong quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp từ gốc

Quản lý việc dạy thêm, học thêm không phải đến bây giờ mới được đề cập. Tuy nhiên, vấn đề này luôn “nóng”, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi đây được coi là căn bệnh khó chữa của ngành giáo dục. Thấu triệt vấn đề có thể thấy, nguyên nhân bắt nguồn từ chính những kẽ hở trong quản lý dạy thêm, học thêm. Nói cách khác, để chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm đòi hỏi các đơn vị quản lý phải có những giải pháp từ gốc...
can giai phap tu goc Quản lý dạy thêm, học thêm bằng cách phạt nặng: Rất khó khả thi
can giai phap tu goc Đề xuất tăng mức phạt đối với hành vi dạy thêm, học thêm
can giai phap tu goc Dạy thêm, học thêm: Cấm cứ cấm, dạy cứ dạy
can giai phap tu goc
Năm học 2019 - 2020, ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm về dạy thêm. (Ảnh minh họa: P.T)

Nhiều biện pháp siết chặt

Hà Nội được biết đến là một trong những địa phương có quy mô giáo dục thuộc “top” lớn nhất cả nước. Theo thống kê, năm học 2019 - 2020, Hà Nội có 2.746 trường học các cấp với hơn 2 triệu học sinh, tăng 40.000 so với năm học trước. Với quy mô lớn như vậy nên việc đối mặt với những tiêu cực, đặc biệt là việc dạy thêm, học thêm cần được đẩy mạnh chấn chỉnh.

Thực tế cho thấy, cách đây ít năm, mặc dù đã có hành lang pháp lý để giải quyết vấn đề song không ít cơ sở giáo dục đã tìm cách “lách luật” bằng nhiều chiêu trò tinh vi. Chẳng hạn, để hợp thức hóa việc dạy thêm trong hè, không ít cơ sở đào tạo đã lách bằng hình thức chiêu sinh học sinh thông qua các lớp dạy kỹ năng sống, bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao...

Tuy nhiên, khi triển khai dạy thì giáo viên vẫn dạy các môn chủ lực như Toán, Anh và tiếng Việt. Mỗi buổi học như vậy đều được “chèn” thêm một tiết nghệ thuật. Lại có cơ sở còn thành lập các Câu lạc bộ môn học. Sẽ không có gì đáng nói nếu như về bản chất thực tế thì những Câu lạc bộ này vẫn là dạy thêm các kiến thức nâng cao một vài môn học nào đó. Đối tượng học thêm là những học sinh khá, giỏi.

Nhìn rõ những chiêu trò này, vừa qua, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 với từng cấp học trên địa bàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề nghị các trường quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm. Cụ thể, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng đã khẳng định hiệu trưởng trường nào để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm về công tác quản lý.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng lưu ý các trường tiểu học cần quan tâm đến việc phân công giáo viên dạy lớp 1. Bởi đây là lớp đầu tiên của cấp tiểu học, có vai trò quan trọng trong hành trình học tập của học sinh, do đó các trường cần phải bố trí giáo viên có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết, trách nhiệm.

Riêng với cấp Trung học Cơ sở, Giám đốc Chử Xuân Dũng yêu cầu các trường cần quản lý nghiêm việc dạy thêm, học thêm, tránh để xảy ra tình trạng biến tướng như giáo viên đưa học sinh của mình học thêm ở trung tâm do các cô dạy.

Mấu chốt nằm ở khâu quản lý

Có thể nói, dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng và có thật của cả người dạy và người học. Nếu tổ chức đúng nguyên tắc, việc dạy thêm, học thêm sẽ mang lại mục tiêu củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh. Thực tế, thời gian qua, việc cấp giấy phép dạy thêm quá dễ dàng đã tạo kẽ hở cho nạn dạy thêm, học thêm biến tướng phát triển. Một số thầy cô giáo với mục đích vụ lợi, đã chèn ép, dùng đủ chiêu trò ép buộc học sinh phải học thêm.

Để kịp thời tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh về các dấu hiệu tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020, trong đó có công tác thu, chi và dạy thêm, học thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thành lập và công bố công khai số điện thoại đường dây nóng 0888.996.970 và địa chỉ email: [email protected]. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ khẩn trương xác minh, có phản hồi công khai và xử lý nghiêm khắc với các sai phạm sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân, phụ huynh học sinh...

Điều này đi ngược lại với nguyên tắc tự nguyện của phụ huynh và học sinh về dạy thêm, học thêm. Đáng nói, trong cái vòng xoáy dạy thêm, học thêm, học sinh sẽ trở thành nạn nhân cho thành tích, lợi ích của nhà trường, của giáo viên và cả sự kỳ vọng của cha mẹ.

Ở góc độ quản lý có thể thấy, thực tế việc quản lý dạy thêm, học thêm tại trường không khó, nan giải nhất là việc kiểm soát các trường hợp dạy thêm, học thêm bên ngoài nhà trường bởi hình thức tổ chức đa dạng, vừa mang tính chất gia đình, vừa mang tính chất xã hội...

Thời gian qua, ngành Giáo dục Thủ đô nói riêng đã có những biện pháp “mạnh tay” để khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định đã được triển khai. Trong đó có tăng cường thanh kiểm tra, lập đường dây nóng, quy trách nhiệm người đứng đầu…

Phương châm xử lý này cũng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng. Dễ thấy, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu dừng nhận hồ sơ xin cấp giấy phép dạy học thêm ngoài trường. Cụ thể, ngày 26/8/2019, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đã ký ban hành Văn bản số 2499/QĐ-BGDĐT, công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Theo đó, để chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định, với vai trò quản lý Nhà nước về giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt việc quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm đảm bảo đúng quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện dạy và học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; nghiêm cấm việc “bớt lại nội dung” khi dạy trên lớp trong giờ chính khóa khiến học sinh không tiếp thu được đầy đủ kiến thức, tạo ra “nhu cầu” phải đi học thêm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại một số cơ sở giáo dục việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm các trường, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định hiện hành.

Những động thái vào cuộc tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm, thiết nghĩ, công tác kiểm tra, thanh tra dạy học thêm cần làm đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng nơi nặng, nơi nhẹ, khiến kỷ cương trường học bị lỏng lẻo, khinh nhờn.

Bên cạnh đó, cần lên án và xử lý nghiêm những trường hợp nhà trường, thầy cô giáo chèn ép, dùng đủ chiêu trò ép buộc học sinh phải học thêm. Các chủ thể như học sinh, phụ huynh, các cấp quản lý giáo dục cùng thay đổi nhận thức và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì mới giảm thiểu được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Mới đây, tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025 tổ chức tại Hàn Quốc, đội tuyển Blue Light Bug đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã xuất sắc giành giải Nhất bảng Advanced, bảng đấu cao nhất dành cho các đội tuyển chuyên nghiệp. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam đạt được thành tích này ở bảng Advanced của cuộc thi.
Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Với tổng điểm 29,75, em Nguyễn Thị Yến Nhi – học sinh lớp 12D1, Trường THPT Cửa Lò (Nghệ An) đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 toàn quốc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của thành phố Hà Nội đạt 99,73%, tính chung với cả thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) là thủ khoa khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) là thủ khoa khối A00 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, thí sinh Nguyễn Tự Quyết - học sinh lớp 12A9 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) đã đạt điểm số tuyệt đối - 30 điểm khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học).
Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Toàn quốc có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối theo khối xét tuyển đại học

Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025: Toàn quốc có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối theo khối xét tuyển đại học

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, cả nước có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30 theo khối xét tuyển đại học.
Cả nước có trên 900 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2025

Cả nước có trên 900 thí sinh trượt tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố sáng 16/7, cả nước có 936 thí sinh bị điểm liệt (dưới 1), đồng nghĩa với việc trượt tốt nghiệp THPT.
Xem thêm
Phiên bản di động