--> -->

Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ thấp hơn mức bình quân cả nước

Ngày 17/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ Công tác số 3 của Chính phủ đã có buổi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tại các tỉnh thuộc vùng Đồng Nam Bộ (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước).
Huy động nguồn vốn đầu tư các tuyến metro tại Thành phố Hồ Chí Minh Kinh tế vùng Đông Nam Bộ tăng trưởng khá Bình Dương: Chiến dịch 60 ngày đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao cho 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ là 128.580 tỷ đồng. Số vốn đã phân bổ là 147.371 tỷ đồng, trong đó có 5 tỉnh phân bổ ngân sách địa phương tăng so với kế hoạch được giao do tăng thu các nguồn địa phương quản lý (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ thấp hơn mức bình quân cả nước
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tính đến hết tháng 9/2024, tổng số vốn ước giải ngân của 6 địa phương trong vùng Đông Nam Bộ khoảng 45.594 tỷ đồng (đạt 35,46% kế hoạch), thấp hơn mức bình quân cả nước là 47,29%. Trong đó, nhóm 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình cả nước là TP.HCM (giải ngân 16.871 tỷ đồng, đạt 21,29%), Bình Phước (giải ngân hơn 1.789 tỷ đồng, đạt 32,27%), Đồng Nai (giải ngân hơn 5.844 tỷ đồng, đạt 46,77%).

Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước là Bà Rịa Vũng Tàu giải ngân hơn 11.082 tỷ đồng (đạt 93,75%); Tây Ninh hơn 2.373 tỷ đồng (đạt 56,87%); Bình Dương là 7.632 tỷ đồng (đạt 49,95%). Các khó khăn, vướng mắc được các địa phương nêu ra chủ yếu thuộc các nhóm liên quan đến quy định của pháp luật đầu tư công; công tác chuẩn bị đầu tư; khó khăn vướng mắc trong thực hiện dự án; vướng mắc khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…

Đại diện Bộ KHĐT cũng nhận diện nhóm khó khăn, vướng mắc như pháp luật đầu tư công (chồng chéo giữ Luật Đầu tư công và nghị định hướng dẫn, trình tự thẩm định kế hoạch đầu tư công, lựa chọn nhà đầu tư…), công tác chuẩn bị đầu tư (điều chỉnh, bổ sung hạng mục đầu tư, chất lượng chuẩn bị dự án chưa cao, giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn vật liệu xây dựng), vướng mắc khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các vướng mắc khác. Cùng với đó, nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu vẫn là do công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các địa phương còn nhiều bất cập. Bởi cùng mặt bằng pháp lý, có Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có nơi tỷ lệ giải ngân chưa tốt.

Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ thấp hơn mức bình quân cả nước
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Hiện một số dự án chậm giải ngân của Thành phố cũng như các địa phương là do các địa phương đang chờ hướng dẫn của các luật mới, trong đó Luật đất đai sửa đổi, có hiệu lực từ 1/8/2024. Bên cạnh đó là các nguyên nhân chủ quan như đề xuất bổ sung điều chuyển vốn trung hạn chậm; điều hành của UBND Thành phố và trách nhiệm của sở ngành trong chuẩn bị dự án và triển khai dự án; công tác điều hành của chủ đầu tư với các nhà thầu chưa tốt.

“Năm 2024, Thành phố được giao hơn 79.000 tỷ đồng vốn đầu tư công. Tính đến hết ngày 11/10, tổng số vốn Thành phố đã giải ngân là 16.787 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 21,2%. Nhìn chung, việc thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024 của Thành phố chưa đạt như kế hoạch đề ra”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết.

Cũng theo đại diện UBND TP.HCM, trong hơn 60.000 tỷ đồng chưa giải ngân thì nhóm giải phóng mặt bằng chiếm hơn 30.000 tỷ đồng. Thành phố đã rà soát, khả năng giải ngân được trên 28.000 tỷ đồng ở 3 dự án lớn gồm cải tạo rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc Kênh Đôi và vành đai 2.

Giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ thấp hơn mức bình quân cả nước
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức phát biểu tại buổi làm việc.

Tương tự, theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức: Tính đến giữa tháng 10/2024, tỉnh đã giải ngân 6.375 tỷ đồng trong tổng 12.497 tỷ đồng vốn được giao (đạt 51% kế hoạch) và sẽ phấn đấu giải ngân đạt 94 - 95%. Hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tỷ lệ giải ngân chưa cao do thủ tục giao vốn còn chậm; bên cạnh đó, các dự án liên quan trong quý III, quý IV/2024 mới chọn được nhà thầu thi công.

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá: Các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ trung bình giải ngân vốn đầu tư thấp, đến hết tháng 9/2024 chỉ đạt 35,46% kế hoạch, thấp hơn bình quân cả nước là 47,29%.

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, những khó khăn vướng mắc của các tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ cũng là tình cảnh chung của các địa phương khác trong cả nước như vấn đề giải phóng mặt bằng khiến thời gian thực hiện dự án kéo dài, điều chỉnh quy hoạch, vướng luật, thiếu vật liệu xây dựng…

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ rà soát, đánh giá sát hơn nữa khó khăn vướng mắc, những gì thuộc thẩm quyền thì phải cố gắng, quyết liệt hơn. Đồng thời các địa phương cần chú trọng công tác phối hợp, năng lực điều phối, trách nhiệm của những người thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay, nhất là năng lực của các ban quản lý dự án.

Đối với Bộ KHĐT, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị tổng hợp, phân loại các khó khăn, vướng mắc để xem những gì thuộc thẩm quyền của bộ, ngành có thể xử lý được ngay, những vấn đề gì vượt thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó vào ngày 16/10, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 của Chính phủ cũng đã làm việc với Bình Phước về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đầu tư công năm 2024. Theo số liệu thống kê, tỉnh Bình Phước có mức giải ngân là 32,27%, thấp hơn bình quân cả nước (47,29%), đồng thời tỉnh còn 0,87% số vốn chưa phân bổ hết.
Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.
Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Thắp lửa thi đua trong lao động sản xuất từ phong trào “Công nhân giỏi”

Trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong đội ngũ công nhân, người lao động. Phong trào không chỉ khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hiểu rõ sức khỏe là “vốn quý”, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Đặc biệt, là tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hội Luật gia thành phố Hà Nội góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 15/5, Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Luật gia các quận/huyện và Chi hội Luật gia trực thuộc Thành hội.

Tin khác

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, tài năng trong hoạt động công vụ là một loạt tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Do đó, người có tài năng cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, có khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Xem thêm
Phiên bản di động