--> -->

Cần cơ chế quản lý phù hợp cho tài sản số tại Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số đang dẫn đến sự hình thành một loại tài sản mới - tài sản số, với đại diện tiêu biểu là tài sản mã hóa và tiền kỹ thuật số. Vấn đề đặt ra, cần sớm ban hành khung pháp lý để quản lý, tránh rủi ro cho doanh nghiệp, nhà đầu tư lẫn Nhà nước.
Tài sản số còn nhiều thách thức trong việc quản lý Triển vọng phát triển tài sản số của đất nước Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Theo ước tính, người Việt Nam đang tham gia giao dịch tài sản kỹ thuật số với quy mô lên đến 100 tỷ USD mỗi năm, thông qua khoảng 27 triệu tài khoản cá nhân. Đây là con số lớn, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường tài sản số cũng như mức độ phổ cập của các công nghệ tài chính (fintech) trong đời sống kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động này lại diễn ra trên các sàn giao dịch nước ngoài, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế, giảm hiệu lực quản lý và đặc biệt là không có sự bảo vệ pháp lý đối với nhà đầu tư cá nhân.

Vấn đề đặt ra là nếu không sớm có cơ chế pháp lý phù hợp, Việt Nam không chỉ bị động trước sự bùng nổ của kinh tế số toàn cầu, mà còn bỏ lỡ cơ hội vàng để xây dựng một hệ sinh thái tài chính hiện đại, minh bạch và bền vững. Thực tế đã cho thấy, khi thị trường không được định hướng bởi luật pháp, rủi ro lừa đảo, thao túng giá, rửa tiền và tài trợ khủng bố có thể diễn ra tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự kinh tế và niềm tin xã hội.

Cần cơ chế quản lý phù hợp cho tài sản số tại Việt Nam
Cần khung pháp lý cho tài sản số để kiểm soát rủi ro và tận dụng tiềm năng phát triển. (Ảnh: Long Nguyễn)

Trong bối cảnh đó, đề xuất xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) được Bộ Tài chính trình Chính phủ vào tháng 3 vừa qua là một bước đi quan trọng và đáng hoan nghênh. Mô hình sandbox cho phép các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, công ty công nghệ thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tài sản số dưới sự giám sát của cơ quan quản lý. Cách làm này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro, mà còn tạo điều kiện để đánh giá thực tiễn và điều chỉnh chính sách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, sandbox chỉ là bước khởi đầu. Vấn đề cốt lõi vẫn là xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và thực tiễn, trong đó cần xác định rõ bản chất của tài sản số là gì: Là hàng hóa, tài sản hay công cụ tài chính? Nếu định danh không rõ ràng, việc thu thuế, giám sát giao dịch và xử lý vi phạm sẽ thiếu căn cứ pháp lý, dẫn đến hiệu lực quản lý kém.

Thực tế, nhiều quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đi trước Việt Nam trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với tài sản số. Họ không chỉ chủ động đón đầu xu hướng, mà còn thúc đẩy lĩnh vực này trở thành động lực tăng trưởng mới. Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang loay hoay ở bước khởi động, khiến doanh nghiệp công nghệ và nhà đầu tư trong nước phải “chạy ra nước ngoài” để hoạt động, gây lãng phí lớn về cơ hội phát triển kinh tế.

Một hệ thống pháp lý hiệu quả cho tài sản số không chỉ giúp Nhà nước thu thuế công bằng, kiểm soát dòng vốn và chống rửa tiền, mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực fintech. Đồng thời, với sự hậu thuẫn từ pháp luật, các doanh nghiệp công nghệ trong nước có thể vươn lên cạnh tranh với các sàn quốc tế, giữ chân dòng tiền và tri thức trong nước.

Điều quan trọng là pháp luật phải theo kịp thực tiễn, nhưng không quá cứng nhắc. Quản lý tài sản số không nên đi theo lối mòn “cấm đoán”, mà cần hướng đến nguyên tắc “quản lý để phát triển”, lấy bảo vệ người tiêu dùng, minh bạch hoá thị trường và phòng ngừa rủi ro làm trọng tâm. Khi đó, Nhà nước vừa giữ được vai trò điều tiết, vừa mở ra không gian phát triển năng động cho thị trường.

Tài sản số không chỉ là biểu hiện của tiến bộ công nghệ, mà còn là một cơ hội lớn để hiện đại hoá tài chính quốc gia, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần hành động nhanh hơn, quyết liệt hơn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý - vừa để kiểm soát rủi ro, vừa để “giữ chân” dòng vốn thông minh trong nước.

Nhìn xa hơn, tài sản số có thể trở thành trụ cột quan trọng trong chiến lược kinh tế số quốc gia. Muốn vậy, sự vào cuộc đồng bộ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý là điều kiện tiên quyết. Chậm trễ trong ban hành pháp luật là chậm trễ trong phát triển, là đánh mất lợi thế trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu.

Diên Vĩ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương hỗ trợ thiệt hại vụ lật tàu Vịnh Xanh 58

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm khẩn trương xác minh thiệt hại, phối hợp chi trả bồi thường kịp thời cho các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58 xảy ra tại Quảng Ninh.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Xem thêm
Phiên bản di động