--> -->

Hà Nội: Từng bước giải quyết bài toán thoát nước mùa mưa

Mùa mưa bão 2025 đang đến gần, Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều phương án thoát nước, phòng chống úng ngập. Đặc biệt, Thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ nhằm giảm tải cho những áp lực cho các dự án đầu tư hạ tầng.
Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định Đầu tư gần 100 tỷ đồng xây dựng hệ thống thu gom nước thải quanh khu vực hồ Tây Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đặt mục tiêu tăng cường cơ giới hóa, tăng năng suất

Hệ thống vẫn quá tải

Theo dự đoán từ các chuyên gia khí tượng thủy văn, thời tiết năm 2025 được dự báo phức tạp với 2-3 cơn bão và 3-5 đợt lũ, trong đó các cơn bão có quỹ đạo và cường độ khó lường. “Mùa bão 2025 có thể không cực đoan như các năm ENSO mạnh, nhưng tính khó đoán định về quỹ đạo và cường độ sẽ là thách thức lớn cho công tác dự báo và ứng phó”, PGS.TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định.

Trên thực tế, mỗi khi mùa mưa bão đến, nhiều khu vực nội thành Hà Nội lại xuất hiện tình trạng ngập lụt, thậm chí có những điểm ngập diện rộng. Các điểm ngập thường xuất hiện tại những vị trí trũng thấp, hầm chui, các tuyến phố như: Nguyễn Chính, Hoa Bằng, Minh Khai, Thụy Khuê, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Ngọc Lâm, Đại lộ Thăng Long… Nguyên nhân chính của tình trạng này ngoài vấn đề do thiên nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Hà Nội ngập lụt là do hệ thống thoát nước nội đô lạc hậu, cơ sở hạ tầng cũ, xuống cấp, khả năng tiêu thoát nước hạn chế, lâu ngày lại bị bồi lắng.

Về cơ bản hệ thống hạ tầng thoát nước của Thành phố mới chỉ đáp ứng được mưa cường độ khoảng 50mm trong 2 giờ, trong khi các trận mưa lớn ngày càng có cường độ cao, thời gian ngắn và tập trung. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng với việc san lấp hồ, ao, kênh, rạch, bê tông hóa diện tích mặt đất làm giảm khả năng thấm nước và điều hòa dòng chảy tự nhiên, khiến nước mưa không được hấp thụ mà chảy tràn gây ngập úng cục bộ.

Hà Nội: Từng bước giải quyết bài toán thoát nước mùa mưa
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội triển khai nạo vét sông Tô Lịch khơi thông dòng chảy.

Cụ thể, hệ thống thoát nước mới được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh ở khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân) và có thể giải quyết tình trạng ngập úng cho những trận mưa có cường độ 300mm/2 ngày.

Trong đó đã đầu tư được 12/39 trạm bơm với tổng công suất khoảng 180m3/s đạt tỷ lệ khoảng 18%/tổng công suất trạm bơm khu vực đô thị trung tâm. Các khu vực khác của thành phố chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa như khu vực Tả Hữu Nhuệ, khu vực Long Biên, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các khu đô thị mới nên vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.

Kiên trì xử lý từng điểm

Tình trạng ngập úng tại Hà Nội mỗi khi có mưa lớn không phải là vấn đề mới, nó đã tồn tại trong nhiều năm qua. Lý giải về tình trạng ngập úng tại Thủ đô, đặc biệt là lưu vực sông Nhuệ, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết, lưu vực sông Tô Lịch có thể chịu được trận mưa trên 300mm/2 ngày. Song, khu vực phía Tây Hà Nội hệ thống thoát nước đô thị tại lưu vực này chỉ có thể chịu được mưa 50mm/ngày.

Lý giải về việc này, ông Trịnh Ngọc Sơn cho biết, ngoài việc hệ thống thoát nước bị quá tải, việc khu vực phía Tây rơi vào tình trạng ngập úng kéo dài cũng xuất phát từ việc chậm triển khai xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch.

“Khu vực phía Tây Nam có 3 dự án tiêu thoát nước thì hiện mới có dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đang triển khai. Nước vẫn chủ yếu tự tiêu, tự chảy, phụ thuộc nhiều vào mực nước sông Nhuệ. Khi mực nước sông Nhuệ dâng cao, cos mặt nước cao hơn cos mặt đường tại nhiều vị trí trên Đại lộ Thăng Long và các hầm chui dân sinh, khiến nước không kịp tiêu thoát, thậm chí chảy ngược trở lại, gây ra tình trạng úng ngập cho khu vực”, ông Trịnh Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Từ thực tế mùa mưa năm 2024, khi trời có mưa với mức trên 50mm, trên địa bàn thành phố sẽ xuất hiện 11 điểm úng. Thông tin thêm về các giải pháp xử lý điểm ngập này trong thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho hay, hiện có 3/11 điểm đã có các dự án cải tạo thoát nước và các đơn vị chức năng đang triển khai dự án. Khu vực ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa đang có dự án cải tạo thoát nước bằng bể điều tiết ngầm dung tích 2.100 m3, dự án đã được UBND thành phố giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Hà Nội: Từng bước giải quyết bài toán thoát nước mùa mưa
Để duy trì hiệu quả của hệ thống thoát nước, việc nạo vét các con sông là hết sức cần thiết.

Tại ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, hệ thống thoát nước tuyến phố nằm trong phạm vi triển khai dự án đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội (nhà ga S12). Sau khi dự án hoàn thành, hệ thống thoát nước dọc phố Lý Thường Kiệt sẽ được hoàn trả, giảm thiểu tình trạng úng ngập của khu vực. Tại điểm Thụy Khuê (dốc La Pho), dự án cống hóa mương Thụy Khuê do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư đang triển khai, tiến độ chậm do vướng giải phóng mặt bằng.

“3 điểm ngập úng khác cũng đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án cải tạo thoát nước. Trong đó, tại Đại lộ Thăng Long, tình trạng úng ngập của khu vực các hầm chui phụ thuộc vào việc khống chế mực nước của sông Nhuệ. Về lâu dài, đơn vị đề xuất đầu tư xây dựng các trạm bơm tiêu cục bộ và xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch dọc Đại lộ Thăng Long”, lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cũng cho biết.

Điểm úng ngập trên các tuyến phố Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp (quận Long Biên) phụ thuộc vào dự án đầu tư xây dựng 2 trạm bơm đầu mối của lưu vực sông Cầu Bây, là trạm bơm Cự Khối và Gia Thượng. Dự kiến khi dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tuyến đường 40m từ Nguyễn Văn Cừ đến đê Ngọc Thụy khớp nối, tuyến cống phố Ngọc Lâm sẽ thoát trực tiếp về cống hộp đường Hồng Tiến, giảm mức độ ngập 2 điểm trên.

Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp bền vững chống ngập úng. Về hạ tầng, Thành phố đang xây dựng các hồ điều hòa tại quận Thanh Xuân và Long Biên để giảm tải hệ thống thoát nước, đồng thời tạo không gian sinh thái. Các dự án cải tạo lưu vực sông Tô Lịch, sông Nhuệ và trạm bơm tiêu tại Đông Anh, Hà Đông, Long Biên cũng được đẩy nhanh tiến độ.

Đặc biệt, Thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ, ứng dụng HSDC cung cấp hình ảnh các điểm ngập mỗi 18 giây qua camera ven đường, giúp người dân tránh khu vực nguy hiểm; ứng dụng iHanoi hỗ trợ nắm bắt thông tin ngập lụt và xử lý thủ tục hành chính; hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, hệ thống đê bao sông Tô Lịch… cũng chính thành quả của việc áp dụng công nghệ tiên tiến với hạ tầng thoát nước.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Hà Nội là nơi sở hữu nhiều chất xám, trí tuệ của các nhà khoa học, do đó Thủ đô cần có những chính sách đột phá về phát triển khoa học công nghệ, mở một hành lang chính sách thông thoáng, thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư giàu tiềm lực.
Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định, trong lĩnh vực giao thông, sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm; cung cấp dịch vụ vận tải công cộng an toàn, tiện lợi và có sức hấp dẫn cao.
Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tính nêu gương của tổ chức Đảng… đó là phương hướng cho nhiệm kỳ 2025 - 2030 mà Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Phù Đổng, Hà Nội đã xác định.
Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp

Sáng 19/7, nhiều phường, xã trên địa bàn Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là hành động thiết thực nhằm chỉnh trang diện mạo Thủ đô, xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại, hướng tới hình ảnh một Hà Nội xanh - sạch - đẹp - văn minh.
Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Hiện nay, nhu cầu cấp giấy phép lái xe đang tăng cao, tuy nhiên nhiều trung tâm đào tạo lại đối mặt với tình trạng thiếu thí sinh. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do tâm lý lo lắng, không đủ tự tin, thậm chí là sợ trượt khiến hàng loạt học viên xin lùi lịch thi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc lập danh sách đủ số lượng tối thiểu, đồng thời khiến năng lực tổ chức sát hạch chưa được khai thác hiệu quả.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Phường Kim Liên: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I

Phường Kim Liên: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I

Ngày 19/7, Đảng ủy phường Kim Liên đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập các tổ chức đảng, đơn vị sự nghiệp phường Kim Liên; đồng thời triển khai một số nội dung trọng tâm phục vụ Đại hội Đại biểu Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Tin báo mới nhất: Bão số 3 (Wipha) giật cấp 12 đổ bộ vào Biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão Wipha đang di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc và sẽ đi vào Biển Đông vào ngày 20/7, với tốc độ khoảng 20-25 km/h, đồng thời tiếp tục mạnh thêm.
Chuyên gia cảnh báo người dân không chủ quan trước cơn bão số 3 Wipha

Chuyên gia cảnh báo người dân không chủ quan trước cơn bão số 3 Wipha

Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức họp với các bộ, ngành liên quan về công tác ứng phó cơn bão Wipha (bão số 3).
Đột phá công nghệ trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Đột phá công nghệ trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Hà Nội

Để giảm ô nhiễm bụi mịn, thời gian gần đây, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã tăng cường rửa đường nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt một số xe phun sương áp lực lớn đã được triển khai nhằm giảm tối đa bụi mịn.
Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Ngổn ngang rác thải giữa Thủ đô: Bao giờ mới chấm dứt thói quen vứt rác tùy tiện?

Dưới gốc cây, chân cột điện, thậm chí ở giữa đường,… bất cứ chỗ nào “tiện” đều có thể trở thành nơi đổ rác lý tưởng. Bất kể đêm hay ngày, thói quen tiện đâu vứt rác đấy của nhiều người dân biến những vỉa hè, lòng đường trở thành điểm tập kết rác bất đắc dĩ, làm xấu đi môi trường và cảnh quan của Thủ đô.
Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ cuối: Hướng tới những giải pháp bền vững

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ cuối: Hướng tới những giải pháp bền vững

Mặc dù được cho là “quả bom nổ chậm” trong lòng đô thị Hà Nội, tuy nhiên, vấn đề rác thải điện tử không phải không có lời giải. Từ những mô hình thu gom bước đầu được triển khai, đến các bài học quốc tế về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, Hà Nội hoàn toàn có thể đi đầu trong xử lý rác điện tử theo hướng bền vững, nếu có sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Bão WIPHA hình thành, tiến vào Biển Đông

Bão WIPHA hình thành, tiến vào Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm ngày 18/7, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines đã mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là WIPHA.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Dự báo mới nhất áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão

Dự báo mới nhất áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông Philippines có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển vào Biển Đông trong 24 - 48 giờ tới.
Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Nhiều nhà thầu thi công ỳ ạch tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên

Vẫn còn một số nhà thầu vẫn thi công rất chậm, chưa đám bảo tiến độ dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên dù Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) đã nhiều lần nhắc nhở, thậm chí ra thông báo cảnh cáo và xử phạt.
Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Hà Nội với bài toán xử lý rác thải điện tử - Kỳ 1: “Quả bom” nổ chậm trong lòng đô thị

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, rác thải điện tử đang trở thành một vấn đề môi trường đáng báo động. Tại Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục và công nghệ hàng đầu cả nước, lượng rác thải điện tử phát sinh ngày càng tăng, đòi hỏi những giải pháp xử lý hiệu quả, đồng bộ và bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động