--> -->

Đổi thay ở xã miền núi Tản Lĩnh

Là địa phương vùng xa với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, tuy nhiên đến nay, từ phong trào xây dựng nông thôn mới, miền sơn cước này đã “thay da, đổi thịt”, cuộc sống người dân tại xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã có nhiều thay đổi. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Nông dân huyện Đan Phượng “thi đua” làm giàu từ nông nghiệp Xây dựng Nông thôn mới cần thực chất, hiệu quả, không chạy theo phong trào

Bước chuyển mình ở miền sơn cước

Tản Lĩnh là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 14 km. Xã có 4.100 hộ với 15.575 nhân khẩu. Có hai dân tộc chính là Kinh và Mường, ngoài ra có số ít dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn. Nghề nghiệp của người dân xã Tản Lĩnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội, dân trí giữa các khu vực trong xã không đồng đều, điều này khiến công tác chỉ đạo, lãnh đạo về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương gặp thách thức nhất định.

Đổi thay ở xã miền núi Tản Lĩnh
Mô hình trồng cây mai trắng đang mang lại thu nhập cao cho người dân Tản Lĩnh. Ảnh: Đinh Luyện

Đáng chú ý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tản Lĩnh đã tập trung phát triển về kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế phát triển khá, đời sống của người dân tiếp tục được nâng cao, diện mạo nông thôn được đổi mới, tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự xã hội được giữ vững; phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng cao.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tản Lĩnh Phạm Đình Hùng cho biết, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Ba Vì trong công tác xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã Tản Lĩnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 20/05/2020 của Đảng ủy xã Tản Lĩnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2021; UBND xã cũng ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 10/11/2020 về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2021; Kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý, các tiểu ban công tác xây dựng nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý và tổ công tác thực hiện như Quyết định số 34-QĐ-ĐU ngày 20/7/2021 của Đảng ủy xã Tản Lĩnh về việc Kiện toàn ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới xã Tản Lĩnh; Quyết định số176a/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Quản lý và các tiểu ban xây dựng nông thôn mới ngày 30/06/2021…

Đáng chú ý, để nông thôn mới đi vào thực chất, hàng tuần UBND xã tổ chức hội nghị giao ban, hàng tháng Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghị Đảng ủy mở rộng tới các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các thôn trên địa bàn xã… để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tháng, tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân qua đó để có biện pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.

Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn tổng thể nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm; dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra và nhân dân được hưởng thụ”, Đảng ủy và Hội đồng nhân dân, UBND xã Tản Lĩnh đã thường xuyên chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới, qua các hội nghị từ xã tới thôn với sự đồng thuận của nhân dân trong xã.

Bên cạnh đó, để phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực xã Tản Lĩnh đã thực hiện công khai dân chủ minh bạch theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Nhờ sự quyết liệt mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng, sáng tạo. Kết quả, hiện kết cấu hạ tầng ở Tản Lĩnh đã có những thay đổi vượt bậc. Trong đó, hạ tầng giao thông nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Cùng với đó, hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi ngày càng hoàn thiện góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Kinh tế liên tục tăng trưởng khá và chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập bình quân/người/năm. Các mô hình về phát triển du lịch đã và đang từng bước phát triển mạnh góp phần hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập cho người dân...

Chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao. Về giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chương trình phổ cập giáo dục hàng năm các cấp đạt kết quả cao. Cùng với đó, dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân được tăng cường; mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và phát triển. Đời sống văn hóa của người dân nông thôn được nâng cao.

Những phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo ra một cuộc sống tinh thần mang tính cộng đồng cao trong thôn, xóm. Đồng thời, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển.

Phong trào như “Sạch làng, đẹp ruộng”, “Đoạn đường nở hoa”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Đoạn đường an ninh tự quản”… được các đoàn viên, hội viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia góp phần nâng cao ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Theo tìm hiểu, hiện ở Tản Lĩnh, bên cạnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao thì tỷ lệ hộ nghèo tại đây cũng được giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018, Tản Lĩnh có 218 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,95%; năm 2019, có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,3%; năm 2020, còn 73 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,83%. Riêng trong năm 2021, xã Tản Lĩnh còn 34 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,83%.

Mở hướng phát triển

Tận dụng thế mạnh tự nhiên, nhiều hộ dân xã Tản Lĩnh đã tìm cách trau dồi kỹ năng, chuyển đổi sản xuất, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nghề trồng mai trắng ở xã Tản Lĩnh là ví dụ. Quanh câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Mai Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh cho biết, trên địa bàn xã có thôn An Hòa với 240 hộ thì hơn 60% số hộ trồng mai trắng, tận dụng từ đất vườn nhà hoặc đất thuê thầu, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với loại cây khác.

Chẳng hạn, hộ ông Đỗ Văn Tuấn ở thôn Hiệu Lực sau 4 năm tích lũy kinh nghiệm đã trồng hơn 1.000 gốc mai trên diện tích gần 4 sào đất. Đến nay, vườn mai của gia đình ông Tuấn đã mở rộng lên 2 ha, cho doanh thu khoảng 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Đổi thay ở xã miền núi Tản Lĩnh
Hạ tầng giao thông ngày một khang trang. Ảnh: Đinh Luyện

Theo tìm hiểu, ở Tản Lĩnh bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm. Nhiều hộ dân ở các thôn: Cẩm Phương, Tam Mỹ, Yên Thành… đã tới học hỏi kinh nghiệm trồng mai ở thôn An Hòa.

Thực tế cho thấy, với hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây mai cảnh, mai thế so với mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác đã giúp nâng cao thu nhập bình quân cho người dân trong thôn nói riêng và toàn xã Tản Lĩnh nói riêng. Xã Tản Lĩnh cũng đã đưa vào quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mai cảnh cho hiệu quả kinh tế cao thuộc địa bàn thôn An Hòa và đất xen kẹt ở các thôn khác (tổng diện tích 20 ha).

Rõ ràng, với sự quan tâm đầu tư của thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, diện mạo nông thôn xã vùng xa Tản Lĩnh đã đổi thay từng ngày. Chủ tịch UBND xã Phạm Đình Hùng cho biết, địa phương luôn nhận thức sâu sắc rằng xây dựng nông thôn mới là do dân và vì dân. Chính vì vậy, sự hài lòng của nhân dân là hết sức quan trọng, không chỉ đối với kết quả đã đạt được, mà đây còn là tiền đề quan trọng để địa phương huy động sự tham gia của các tầng lớp đối với mục tiêu xa hơn, nỗ lực xây dựng Tản Lĩnh ngày một phát triển, nâng cao./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện cơ chế điều hành tín dụng theo thị trường trong tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 27/6 đến ngày 4/7), toàn Thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường; tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT

Đáp án, thang điểm các bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều nay (6/7).
Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Cần trách nhiệm của ba bên

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, để kiểm soát an toàn thực phẩm, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cần làm “lặng lẽ”, thường xuyên, tránh tình trạng khi có chuyện xảy ra thì cơ quan chức năng ngay lập tức lên đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, còn những người vi phạm ngay lập tức giấu biến đi chờ “trời yên biển lặng”...
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Trình Chính phủ mở rộng chính sách ưu đãi người có công

Bộ Nội vụ sẽ phối hợp cùng các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương để hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, dự kiến vào quý 4/2025.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Tin khác

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 2- Đánh thức "tài nguyên mềm" đang ngủ say

Như đã đề cập, Hà Nội không thiếu tiềm năng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thậm chí, so với nhiều địa phương khác, Thủ đô đang sở hữu hệ sinh thái giáo dục - nghiên cứu - doanh nghiệp công nghệ có quy mô và chất lượng hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, việc đánh thức và khai thác hiệu quả các “tài nguyên mềm” này vẫn là bài toán cần lời giải căn cơ, đồng bộ và dài hơi.
Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"

Hà Nội đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm đổi mới sáng tạo, lấy khoa học, công nghệ, chuyển đối số và trí tuệ con người làm động lực phát triển. Với mạng lưới trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu, đội ngũ trí thức dồi dào cùng hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ năng động, Thủ đô có đầy đủ điều kiện để cất cánh. Loạt bài “Hà Nội cất cánh từ trí tuệ và công nghệ” sẽ khắc họa rõ nét những tiềm năng, định hướng và hành động của Thành phố trên hành trình xây dựng một đô thị sáng tạo, hiện đại và bền vững.
Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng

Ngày 4/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu Đơn vị bầu cử số 3 đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Cử tri xã Thuận An kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh, gia hạn lộ trình tinh gọn bộ máy tổ chức cấp xã do còn nhiều cán bộ dôi dư, đồng thời đề xuất sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới, đặc biệt liên quan đến tổ chức, chế độ chính sách cho Hội đồng nhân dân cấp xã.
GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.
Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Ngày 3/7, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, là dịp để Đảng bộ nhìn lại chặng đường lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho giai đoạn phát triển mới.
Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão

Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão

Ngày 3/7, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với đơn vị tài trợ tổ chức trao tặng 180 áo phao và 20 chiếc xuồng cứu hộ cho Ủy ban nhân dân xã Minh Châu. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ địa phương tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão.
Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ

Bất chấp những thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và sức mua trong nước chững lại, kinh tế Thủ đô tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực. Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"

Bắt đầu từ 9h00 sáng nay (2/7), Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025" do BHXH Khu vực I phát động đã chính thức diễn ra.
Xem thêm
Phiên bản di động