--> -->

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
Bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư công dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025 Quốc hội thông qua phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024

Tạo điều kiện để địa phương chủ động, sáng tạo

Để hoàn thiện dự thảo trình các cấp có thẩm quyền, mới đây, Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo toàn quốc lấy ý kiến về sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Tài chính Hồ Sỹ Hùng cho biết, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc quản lý, sử dụng tài chính - ngân sách nhà nước của quốc gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Sau hơn 8 năm thực hiện, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước một cách hiệu quả, minh bạch, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quốc tế, Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng phát biểu tại hội thảo.

Với tinh thần này, dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm: thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; luật hóa những vấn đề đã rõ, phù hợp với thực tiễn; quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”; kế thừa và phát huy những thành tựu của Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Đồng tình với tầm quan trọng của sửa đổi Luật, bà Kristina Buende - Trưởng ban Hợp tác Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đánh giá việc sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước là một bước đi quan trọng để đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

Ở mọi quốc gia, luật ngân sách đều được coi là đạo luật cơ bản để phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư nước ngoài. EU tin tưởng rằng, bộ luật được xây dựng với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, hiện đại, hoàn chỉnh về pháp lý sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và bao trùm, bà Kristina Buende cho biết.

Tóm tắt một số nội dung sửa đổi tại dự thảo Luật, ông Vũ Đức Hội - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) cho hay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các quy định về đổi mới cơ chế phân cấp nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Đồng thời, tạo điều kiện cho ngân sách địa phương tự chủ, chủ động hơn trong việc huy động, sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, dự thảo rà soát, sửa đổi các quy định về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp trong việc sử dụng ngân sách, ưu tiên bố trí nguồn lực cho những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Để tăng phân cấp, phân quyền trong lập dự toán và chấp hành ngân sách, dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền của Chính phủ trong điều chỉnh dự toán thu, chi của một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhưng không làm tăng mức vay, bội chi ngân sách; tăng thẩm quyền cho ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương quyết định điều chỉnh dự toán chi ngân sách địa phương, sau đó mới báo cáo lại cấp có thẩm quyền.

Dự thảo cũng rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tối ưu hóa quy trình, thủ tục trong công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách.

Rút ngắn thời gian tổng hợp, lập, quyết toán ngân sách

Phát biểu tại hội thảo, đại diện Sở Tài chính nhiều địa phương bày tỏ sự thống nhất cao với việc sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước với nhiều nội dung đổi mới mạnh mẽ. Đặc biệt là các vấn đề như: phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách; sửa đổi các nguyên tắc cơ bản về cân đối ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước; làm rõ một số khái niệm chi đầu tư phát triển, chi trả nợ lãi, trả nợ gốc, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Văn Mi, dự thảo đã cập nhật, tháo gỡ nhiều vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn gỡ vướng mắc về tạm ứng quỹ dự trữ tài chính, mở rộng nội dung chi của quỹ dự phòng ngân sách, bỏ việc lập kế hoạch tài chính 3 năm… Qua đó, tạo thuận lợi cho cả cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu một số ý kiến đề xuất và kiến nghị giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo dự thảo Luật phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Đại diện TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Tài chính Lê Huỳnh Mai đề xuất bổ sung quy định cho phép địa phương thực hiện các khoản chi hạ tầng có tính chất liên vùng, mở rộng chính sách hỗ trợ cho các địa phương trong và ngoài nước theo khả năng cân đối của địa phương, giao hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Đồng thời, đề xuất hướng dẫn cụ thể về khoản tiết kiệm chi và quy định rõ cơ chế sử dụng khoản tiết kiệm chi để tránh tình trạng cắt giảm chi tiêu không hợp lý hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Qua các đề xuất đóng góp, các đại biểu bày tỏ mong muốn dự thảo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi sẽ nhận được sự tán thành cao tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Từ đó, đưa Luật Ngân sách nhà nước trở thành hệ thống quy phạm phục vụ công tác quản lý ngân sách, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội; đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Tại dự thảo, việc xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước được sửa đổi theo hướng: bỏ quy định thứ tự ưu tiên khi phân bổ số tăng thu và các khoản dự toán chi còn lại của cấp ngân sách, đồng thời mở rộng phạm vi được sử dụng nguồn lực này (bổ sung tăng dự phòng ngân sách và các nhiệm vụ cần thiết khác chưa được bố trí dự toán ngân sách năm sau)..., nhằm nâng cao hiệu quả, tính kịp thời trong giải quyết các vấn đề phát sinh.
H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.
Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Kỳ 1: Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

Xác định giai cấp công nhân là lực lượng lao động nòng cốt, có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô và đất nước, thành phố Hà Nội đã chú trọng triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công nhân lao động. Từ đó, mỗi công nhân lao động đều coi “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là “kim chỉ nam” trong cuộc sống và công việc để không ngừng nỗ lực, phấn đấu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung giảm nợ đọng, phát triển người tham gia

Từ nay đến cuối năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội tập trung giảm nợ đọng BHXH, nâng cao hiệu quả truyền thông, đẩy mạnh phát triển người tham gia...
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
Vận hành chính quyền 2 cấp thông suốt, hiệu quả nhờ liên thông dữ liệu

Vận hành chính quyền 2 cấp thông suốt, hiệu quả nhờ liên thông dữ liệu

Trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, Hà Nội xác định liên thông dữ liệu là nhiệm vụ then chốt, là “chìa khóa” để bộ máy sau sắp xếp vận hành thông suốt, hiệu quả. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, góp phần xây dựng chính quyền Thủ đô hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của đất nước.

Tin khác

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Đề xuất phương án xử lý chiếc máy bay “bỏ quên” suốt 18 năm tại Nội Bài

Chiếc Boeing B727-200 của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines “bỏ quên” ở Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được 18 năm và cơ quan quản lý Nhà nước đang đưa ra các giải pháp xử lý.
Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit: “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”.
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước "điểm danh" một số "lỗi" tại PGBank

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết luận thanh tra tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank), chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản trị, cấp tín dụng, xử lý nợ xấu và tuân thủ pháp luật.
Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt và thận trọng. Các giải pháp tín dụng thời gian tới sẽ được triển khai đồng bộ, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Xem thêm
Phiên bản di động