--> -->

Doanh nghiệp nào có tên trong danh sách 'cắm' tại ngân hàng?

Lần đầu tiên Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM công bố danh sách các dự án bất động sản trên địa bàn TP đang thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng cho các đơn vị, cá nhân được biết. Trong danh sách công bố tính đến ngày 8/6 có 77 dự án nhà ở trên địa bàn TP HCM được chủ đầu tư đem cầm cố ngân hàng.
doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang Mất cân đối cung - cầu: Thị trường bất động sản có “lặng sóng”?
doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang 360 doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc tế BĐS 2016
doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang Lo mất tài sản nhà nước tại Cienco 5 Land
doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang Lãi suất cho vay giảm: Bất động sản liệu có “cửa”?
doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang Doanh nghiệp “khóc dở” vì không được chuyển lãi từ kinh doanh bất động sản

Danh sách này được công bố theo yêu cầu tại Công văn số 2043/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 30/5/2016 và Công văn số 6018/VP-ĐTMT ngày 27/6/2016 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về việc rà soát tình hình thực hiện các dự án xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố.

doanh nghiep nao co ten trong danh sach cam tai ngan hang

Dự án đang cầm cố tại ngân hàng Ngoại thương Việt NamĐể biết dự án mình mua có bị "cắm" ngân hàng hay không, khách hàng hãy tra cứu kỹ danh sách sau:

1. Dự án Chung cư tại 82-84 Calmette, phường Nguyễn Thái Bình do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 14/11/2014.

2. Mặt bằng thương mại – dịch vụ tại Chung cư Homyland 2 của Công ty cổ phần Đầu tư An Phong thế chấp ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây từ ngày 9/7/2015.

3. Khu căn hộ Hoàng Anh RiverView của Công ty Cổ phần Địa ốc Sacom thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 18/2/2016.

4. Dự án E.Town Central của Công ty Cổ phần BĐS Song Mai thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Tây từ ngày 29/1/2016.

5. Khu căn hộ của Công ty Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Tân Bình từ ngày 27/1/2015.

6. Dự án Khu dân cư City Land của Công ty Đầu tư địa ốc TP.HCM thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức từ ngày 21/1/12015.

7. Dự án chung cư tại quận Tân Bình thế chấp bằng 2 hợp đồng vay của công ty L.Q Joton thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn từ ngày 25/11/2015.

8. Khu dân cư Intrestco của công ty An Hưng (Bình Chánh) thế chấp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên từ ngày 26/5/2016.

Dự án đang cầm cố tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

9. Cao ốc An Thịnh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc III thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 3 TP.HCM từ ngày 11/4/2016.

10. Khu nhà ở Bông Sao của Công ty Cổ phần Địa ốc 8 thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM từ ngày 18/1/2016.

11. 84 nền tại Khu nhà ở phường Phú Hữu, Quận 9 của Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Không Gian Xanh thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN TP.HCM từ ngày 26/8/2015.

12. 49 giấy chứng nhận tại Khu biệt thự Quốc Tế của Công ty TNHH Tư vấn Quốc Tế thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM từ ngày 15/9/2015.

13. 59 thửa đất tại Khu nhà ở Phú Hữu của Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh BĐS Song Lập thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội từ ngày 28/10/2015.

14. Khu cao ốc phức hợp tại phường Phú Hữu của Công ty TNHH Đầu tư Nhà Phố thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 1 TP.HCM từ ngày 8/9/2015.

16. Dự án SSG Tower của công ty SSG Văn Thánh thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 4 từ ngày 30/12/2014.

17. Căn hộ 25-04 Toà nhà Pearl Plaza của công ty TNHH Việt Thăng Long thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm từ ngày 27/3/2015.

18. Dự án khu dân cư Vina Nam Phú của công ty Nam Phú thế chấp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 1 từ ngày 24/9/2015.

Dự án đang cầm cố rải rác tại các ngân hàng khác

19. Dự án Delta River Tower do Công ty Cổ phần Cảnh Hưng – Hải Thành thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam từ ngày 30/9/2015.

20. Chung cư An Cư của Công ty TNHH Bố Minh thế chấp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Định từ ngày 11/4/2016.

21. Cao ốc Văn phòng HDTC của Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM từ ngày10/7/2015.

22. Dự án La Astoria của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Gia Hưng thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Sở GD TP.HCM từ ngày 3/11/2015.

23. Khu dân cư Phường Bình Trưng Tây và Phường Bình Trưng Đông của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Gia Hưng thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Sở GD TP.HCM từ ngày 30/10/2015.

24. Dự án chung cư thấp tầng tại thửa 301, tờ 16, phường Thảo Điền của Công ty Cổ phần TDS thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn từ ngày 22/10/2015.

25. Dự án chung cư tại thửa 1923 và thửa 2089 thuộc tờ 1, Thảo Điền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn từ ngày 22/4/2015.

26. Dự án khu dân cư với 31 thửa đất tại ấp Thảo Điền, phường Thảo Điền của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova thế chấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Sài Gòn từ ngày 17/3/2015.

27. Chung cư tại số 40 Kim Biên, Quận 5 của Công ty Cổ phần SX và TM Phương Đông thế chấp tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hòa Hưng từ ngày 24/7/2015.

28. Dự án Tulip Tower của Công ty Cổ phần Xây dựng Thuận Hưng thế chấp tại Ngân hàng TMCP Bản Việt từ ngày 21/10/2015.

29. Chung cư tại 70 KP2 Lê Văn lương, Tân Hưng, Quận 7 của Công ty TNHH TM-DV Vận tải Ngọc Phương thế chấp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 25/7/2015.

30. Chung cư Minh Thành của Công ty TNHH Thương mại XNK Dịch vụ Minh Thành thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn từ ngày 12/11/2010.

31. 152 căn hộ + 4 khu TTTM tầng trệt, tầng 1,2,3 tại Sunrise City (South) của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Nova thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 25/3/2015.

32. Chung cư Docklands Sài Gòn của Công ty Cổ phần Bảo Gia thế chấp tại Ngân hàng First Commercial Bank – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 27/12/2013.

33. Cao ốc Bình Đông Xanh của Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5 thế chấp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 23/2/2016.

34. Khu công viên văn hóa – du lịch – thể thao phía Nam Tạ Quang Bửu, Quận 8 của Công ty Cổ phần TM-DV-XD-KD Nhà Vạn Thái và Công ty Cổ phần Đầu tư XD &PT Đô thị Sông Đà thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tân Bình từ ngày 19/1/2016.

35. Dự án Peridot của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại – Dịch vụ Điện Lực thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh 4 từ ngày 24/3/2016.

36. Căn hộ The Art của Công ty TNHH Xây dựng – Kinh doanh Nhà Gia Hòa thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh TP.HCM từ ngày 10/11/2015.

37. Dự án Rivera Park Sài Gòn của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội từ ngày 28/4/2016.

38. Dự án Tecco Tower Tham Lương của Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Ứng dụng Công Nghệ Mới thế chấp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh 3/2 từ ngày 17/7/2015.

39. 5 căn hộ và một số sản thương mại thuộc dự án cao ốc Hưng Phát của công ty Hưng Lộc Phát đã thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Sài Gòn từ ngày 6/1/2015.

Các trường hợp người mua nhà tại dự án thế chấp căn hộ đã mua

Tại dự án Masteri Thảo Điền có 10 trường hợp, gồm cả người trong nước và nước ngoài đã thế chấp căn hộ tại Ngân hàng Thương mại Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Sài Gòn từ năm 2015. Chẳng hạn trường hợp ông bà Chang Yin HSin - Phạm Thị Ánh Nguyệt đã cầm cố hai căn hộ T3-B12A-04 và T3-B12A-04 tại ngân hàng Indochina - chi nhánh Đồng Nai từ ngày 2/12/2015; Căn hộ T1-A05-02 của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và vận tải Hoàng Nhân đã cầm tại Ngân hàng Bản Việt - chi nhánh TP.HCM từ ngày 11/11/2015.

Tại dự án chung cư cao cấp Homy Land 2 của công ty TM Giao thông Bảo Sơn, có 5 trường hợp là các công ty kinh doanh khác nhau đã cầm cố căn hộ tại nhiều ngân hàng trên địa bạn.

Một trường hợp khác là công ty TNHH Quốc tế Fleming Việt Nam đã cầm cố căn hộ ký hiệu T4 6A3 thuộc dự án The Krista tại ngân hàng Shinhan Việt Nam từ ngày 1/4/2014.

Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Công Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người

Tối 13/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Nguyễn Đức Tâm - Công an phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), bị tố cáo hành hung một cô gái để điều tra, xác minh. Nếu có vi phạm, cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

Tưng bừng “Ngày dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” lần thứ tư tại TP.Hồ Chí Minh

“Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động thú vị, giúp trang bị cho người tham gia những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời khuyến khích mọi người áp dụng các thói quen sống năng động và lành mạnh.
Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Sơn Tây: Hàng trăm đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện

Ngày 13/5, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây phối hợp với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây và Hội Chữ thập đỏ tổ chức Chương trình “Trái tim tình nguyện” nhằm kêu gọi hiến máu tình nguyện trong công nhân, viên chức, lao động. Hoạt động này nhằm hưởng ứng “Tháng nhân đạo” và “Tháng Công nhân” năm 2025.
Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn đông lạnh không rõ xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 - Chi cục QLTT tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, xử lý gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Cháy xưởng in rộng hàng nghìn m2 ở Phúc Diễn

Vụ cháy xảy ra khoảng 17h ngày 13/5 tại đường Phúc Diễn, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen từ vụ cháy bốc cao hàng trăm mét; nhiều người dân tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoài Đức có thể nhìn thấy.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Viện lý do đang làm đề tài nghiên cứu để bán đất hiếm không hóa đơn

Trình bày tại Tòa bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam thừa nhận, bán đất hiếm không xuất hóa đơn. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng mình không cần phải hợp thức hóa đầu vào vì đang làm đề tài nghiên cứu sản xuất đất hiếm cấp Nhà nước.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động