-->

Đề xuất tăng giá điện: Gia đình công nhân lo lắng vì phát sinh chi phí

Liên quan đến đề xuất của Bộ Công Thương về việc tăng giá điện trong thời gian tới, nhiều gia đình công nhân thở dài khi biết đến thông tin này. Tiền điện đã ngốn một khoản kha khá trong thu nhập, giờ còn sắp tăng giá khiến ai nấy đều thêm phần áp lực...
Công nhân thuê trọ và nỗi lo mùa tựu trường TP.HCM: 1.500 công nhân có hoàn cảnh khó khăn được khám sức khoẻ miễn phí
Đề xuất tăng giá điện: Gia đình công nhân lo lắng vì phát sinh chi phí
Gia đình công nhân hạn chế sử dụng các thiết bị để tiết kiệm điện. Ảnh: Anh Thư

Tiền điện đã cao, nay lại sắp tăng giá!

Trong Đề án quy hoạch điện phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch Điện VIII), Bộ Công Thương cho biết, giá điện bình quân tăng 1.860 - 2.200 đồng/kWh. Giá điện bình quân (theo tỉ giá USD năm 2020) sẽ tăng dần từ mức 7,9 cent/kWh vào năm 2020 lên 8,4 - 9,4 cent/kWh vào năm 2030.

Hiện giá điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 1.864,44 đồng/kWh (7,9 cent/kWh). Nếu lên mức 8,4 - 9,4 cent/kWh, theo tỉ giá năm 2020, giá điện bình quân trong giai đoạn tới lên tương đương 1.982 - 2.218 đồng/kWh. Bộ Công Thương ước tính giai đoạn 2031 - 2050, giá điện bình quân sẽ trong khoảng 10,8 - 11,4 cent/kWh.

Chị Nông Thị Tấm (SN 1993, ở Yên Bái) cũng vừa biết đến thông tin này trên các phương tiện truyền thông. Đến nay đã 8 năm lăn lộn tại Hà Nội, thời điểm này chị phải nghỉ làm, ở nhà trông con thứ 2 mới hơn 1 tuổi. Cả gia đình đều trông chờ vào đồng lương 8-9 triệu đồng/tháng của chồng chị.

Gia đình đông người buộc chị phải “nghiến răng” thuê thêm một phòng trọ bên cạnh để đủ chỗ ăn, ngủ. Tiền phòng trọ 1 triệu đồng/tháng, tiền ăn, tiền điện, tiền nước, cưới hỏi… khiến khoản tiền lương kia đều cạn sạch mỗi tháng. Vì thuê phòng trọ, chị Tấm phải chịu giá điện cao hơn bình thường 3.000 đồng/số điện.

Vào những ngày hè oi nóng, chị Tấm phải bật các thiết bị điện như quạt, quạt hơi nước, chưa đủ độ mát phải thêm điều hoà. Chị Tấm chia sẻ: “Những tháng đó thật là khủng khiếp, tiền điện có thể lên đến 1 triệu đồng/tháng. Dù vậy gia đình vẫn cắn răng chịu đựng chứ không biết làm thế nào. Có con nhỏ, nóng bức các con không thể ngủ được”.

Chị Tấm cho rằng, nếu cơ quan chức năng tăng thêm tiền điện thì chủ nhà trọ sẽ điều chỉnh giá bán điện cho công nhân, như vậy, mỗi tháng gia đình công nhân lại phải gồng gánh thêm các chi phí sinh hoạt. Nhiều khi túng thiếu, chị Tấm phải xoay xở vay tiền người thân để đủ chi tiêu. Bao nhiêu năm xuống Thủ đô làm việc, chị không có nhiều tiền tích luỹ, gia đình vẫn phải vật lộn ở trong những phòng trọ chật hẹp, mơ ước về một chỗ ở ổn định, được tính tiền điện theo quy định nhà nước xa vời...

Mong được bình ổn giá

May mắn hơn chị Tấm, gia đình bà Phạm Thị Miên (SN 1962, ở Yên Khánh, Ninh Bình) đã được kí trực tiếp hợp đồng với bên điện lực khi thuê cả căn nhà tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Vì vậy, gia đình bà Miên sẽ trả tiền điện theo giá bậc thang thay vì chịu 3.000 đồng/số điện như những gia đình khác.

Con trai, con dâu làm công nhân nhiều năm trong KCN Thăng Long (Hà Nội), bà Miên cũng khăn gói lên Thủ đô để trông cháu. Có 4 người, nên gia đình bà cũng phải sắm sửa đầy đủ máy giặt, tủ lạnh, tivi, điều hoà…

Ban ngày con cái đi làm, bà Miên ở nhà trông cháu nhưng cũng phải tiết kiệm điện hết sức có thể. “Nhà mái tôn, những ngày hè vô cùng oi nóng. Chỉ khi nào không chịu được thì gia đình mới dám bật điều hoà, nếu không chỉ bật chiếc quạt nhỏ phe phẩy” - bà Miên nói.

Tiết kiệm nhưng mỗi tháng gia đình bà tốn 600-700 nghìn đồng tiền điện. Bà Miên ở nhà cũng xót ruột thay. Hai người con của bà thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng, khó lòng có nhiều tiền dành dụm cho tương lai.

Nghe thông tin đề xuất tăng giá điện, bà Miên bày tỏ: “Bình thường mỗi tháng cũng hết kha khá tiền điện, giờ tăng nữa thì khó khăn lắm. Người nhà quê như chúng tôi cứ nghe chi tiêu trăm nọ, trăm kia đã xót ruột. Mong Nhà nước có sự bình ổn giá điện để người lao động yên tâm hơn”.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, để đảm bảo các đối tượng sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện theo đúng quy định, EVN đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, niêm yết công khai “hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở” tại các địa điểm gần khu công nghiệp, khu nhà máy xí nghiệp, trường học.

Công khai số đường dây nóng là số điện thoại của tổng đài chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực để sinh viên người lao động được biết và kịp thời phản ánh các trường hợp chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê trọ sai quy định; phối hợp với các hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... tại địa phương để tuyên truyền hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, để đảm bảo các đối tượng sinh viên, công nhân, người lao động thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện theo đúng quy định, EVN đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, niêm yết công khai “hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở” tại các địa điểm gần khu công nghiệp, khu nhà máy xí nghiệp, trường học.

Công khai số đường dây nóng là số điện thoại của tổng đài chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực để sinh viên người lao động được biết và kịp thời phản ánh các trường hợp chủ nhà trọ thu tiền điện của người thuê trọ sai quy định; phối hợp với các hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... tại địa phương để tuyên truyền hướng dẫn thực hiện giá bán điện cho người thuê nhà để ở.

Theo Anh Thư - Lương Hạnh/Laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/de-xuat-tang-gia-dien-gia-dinh-cong-nhan-lo-lang-vi-phat-sinh-chi-phi-1100497.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất là trên 1,9 tỷ đồng thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương

(LĐTĐ) Thông tin về việc thực hiện các chính sách tiền lương, quan hệ lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, trong năm 2024, các cơ chế, chính sách về lao động, tiền lương tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện, trong đó tập trung vào thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cả nước thực hiện trợ cấp xã hội cho hơn 3,8 triệu người (chiếm 3,8% tổng dân số), với tổng ngân sách chi trả trợ cấp xã hội khoảng 32 nghìn tỷ đồng/năm.
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều

(LĐTĐ) Qua thống kê từ báo cáo của 4.420 doanh nghiệp (sử dụng 318.740 lao động) trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, mặt bằng chung, mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều hơn so với năm trước ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?

Trong năm 2025, ngoài 11 ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, người lao động sẽ có thêm 11 ngày nghỉ bù, nghỉ liên tiếp do rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, hoán đổi ngày làm việc, tổng cộng có 22 ngày nghỉ.
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội

(LĐTĐ) Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố Hà Nội và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, so với nam giới, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn về nơi đến, công việc và cuộc sống gia đình. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến hỗ trợ, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt của người lao động nhập cư ở các khu nhà trọ xung quanh khu công nghiệp luôn được quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động