--> -->

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Kiến nghị sớm luật hóa việc điều hành giá bán lẻ điện Điều chỉnh tăng 4,5% giá bán lẻ điện từ hôm nay (9/11) Hộ dân sử dụng điện từ 710 kWh/tháng trở xuống sẽ phải trả ít tiền điện hơn

Theo đề xuất biểu giá điện mới, giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: Sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt, trạm/trụ sạc xe điện và cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 48 Luật Du lịch năm 2017.

Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp từ dưới 1kV; trung áp từ 1 - 35kV và cao áp trên 35kV trở lên; theo thời gian sử dụng điện trong ngày cho mục đích sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch, trạm/trụ sạc xe điện, tại các cấp điện áp được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện; nhóm khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt gồm 5 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng khi điều kiện kỹ thuật cho phép đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt; và khu vực nối lưới điện quốc gia cho khách hàng sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia.

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?
Khoảng 2% hộ gia đình sẽ phải tiền điện cao hơn với đề xuất phương án biểu giá tính điện mới. (Ảnh minh họa)

Chênh lệch chi phí của đơn vị điện lực do áp dụng giá bán điện thống nhất toàn quốc thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện chung toàn quốc đối với các khu vực do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán điện; đối với khu vực không do EVN bán điện, chênh lệch chi phí được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo dự thảo Quyết định, hộ nghèo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 và gia đình chính sách có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt không quá 50 kWh tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Cũng theo lập luận của Bộ Công Thương, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo dự thảo mới nhất đã được cải tiến, rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc, được thiết kế theo nguyên tắc nhằm bảo đảm hạn chế tối đa tác động tới các hộ sử dụng điện. Chẳng hạn, giữ nguyên giá cho bậc 1 (0 - 100 kWh) để bảo đảm ổn định giá điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (theo khảo sát của EVN) trước đó là khoảng 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện sẽ được bù đắp từ hộ sử dụng 401 - 700okWh và trên 700kWh điện. Có nghĩa là các bậc từ 401kWh điện trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Bộ Công Thương khẳng định, phương án tính giá điện sinh hoạt theo 5 bậc mới chỉ khiến khoảng 2% hộ gia đình (tương đương 558.000 hộ) dùng điện 711 kWh/tháng sẽ phải trả tiền nhiều hơn, số còn lại trả mức tương đương cách tính cũ, thậm chí thấp hơn. Chẳng hạn, nếu hộ gia đình dùng 750kWh/tháng, tính theo 6 bậc phải trả 2,081 triệu đồng, theo 5 bậc mới là 2,099 triệu đồng, cao hơn 18.000 đồng/tháng; sử dụng 800kWh/tháng, tính theo 5 bậc phải trả cao hơn 41.000 đồng; 1.000kWh/tháng tính theo 5 bậc phải trả hóa đơn cao hơn khoảng 134.000 đồng…

Như vậy, biểu giá bán lẻ điện cải tiến 5 bậc sẽ khiến hộ dùng điện càng nhiều, trả tiền điện càng đắt. Phương án này nhằm khuyến khích người dân tiết kiệm điện. Song thực tế, nhu cầu sử dụng điện của người dân qua mỗi năm đều tăng trước áp lực biến đổi khí hậu, thời tiết nóng hơn; sử dụng thiết bị điện đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày tăng…

Vì thế, theo nhận định của các chuyên gia, mong muốn của nhà điều hành đôi khi trái ngược hoàn toàn với nhu cầu thực tế. Quan trọng hơn, sẽ có hộ gia đình 1 người, 4 người, hay 10 người, rồi diện tích, quy mô nhà ở của các hộ cũng khác nhau. Theo đó, mức tiêu thụ điện năng giữa các hộ gia đình sẽ khác nhau rất lớn.

Trong khi đó, với đối tượng là các doanh nghiệp, cách tính mới đưa giá điện kinh doanh cơ sở du lịch ngang bằng giá bán lẻ điện cho sản xuất sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất bị tăng giá mua điện từ 1,27 - 3,85%.

Phân tích về đề xuất biểu giá điện mới, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, chính yếu tố độc quyền trong truyền tải, phân phối điện khiến biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt áp cho người dân thiếu tính khách quan, nếu không nói là mang tính áp đặt.

Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu: Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng, miền; Nhà nước điều tiết hợp lý, thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp. Chiếu theo đó, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo dự thảo này chưa bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

“Cần có thêm doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các khâu truyền tải, phân phối điện… để giảm tính độc quyền. Nên xem xét lại mức tiêu thụ điện tối thiểu, phổ biến ở mức nào, để có mức giá phù hợp; rà soát lại chi phí của ngành tại các khâu đã hợp lý chưa? Năm 2023, trong khi EVN báo lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng, nhưng thu nhập bình quân cho hàng ngàn nhân viên tại các Tổng Công ty phát điện thuộc EVN đạt bình quân trên 30 triệu đồng/tháng… Thứ nữa, đa số hộ dùng trên 400kWh, với mức dùng đó chỉ đạt mức trung bình, nhưng giá điện phải trả tính bằng 162% giá bình quân là quá cao”, ông Vũ Vinh Phú dẫn chứng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Công tác quản lý thị trường thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025 Theo Sở Công Thương Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố đã đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 2.064 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 33,4 tỷ đồng.
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, hiện nay, thành phố Hà Nội đã chủ động chuyển hướng phát triển làng nghề theo mô hình liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, du lịch, đào tạo và đổi mới công nghệ... Từ đó, không chỉ nâng cao chất lượng, thương hiệu, mà còn tạo sự cạnh trạnh cho các sản phẩm làng nghề truyền thống để phát triển bền vững.
Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang

Ngày 12/7, Đoàn công tác liên ngành phường Đại Mỗ, Hà Nội đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh thịt lợn, gia súc, gia cầm trong khu vực chợ Phùng Khoang; đồng thời yêu cầu Ban Quản lý chợ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao công tác quản lý.
Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái

Chiều 8/7, thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới giải pháp quản lý an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái tại Hà Nội. Nhiều đại biểu cho rằng cuộc chiến này cần được tiếp cận như một cuộc chiến pháp lý và đạo đức, trong đó có những kiến nghị quyết liệt như hình sự hóa hành vi vi phạm nghiêm trọng, truy xuất nguồn gốc bắt buộc và gắn trách nhiệm đến từng mã định danh cá nhân...
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%

6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.416,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động