Đề nghị miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học
Tạo chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo đột phá để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo |
Phải thực hiện đầy đủ quy trình, quy định
Ngày 17/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là chính sách miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học không khả thi. Dự thảo Nghị quyết quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học”.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ đồng tình với nhiều điểm đã tháo gỡ những nút thắt về thể chế hiện nay như là tăng ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Trong nghiên cứu thì chưa thể biết được là có kết quả thu được hay không, giống như người khai thác dầu khí, có khi 10 mũi khoan may ra mới được một mũi khoan có dầu, nhưng dầu khí còn biết rằng, khoan ra ở dưới có dầu, nhưng nghiên cứu khoa học thì chưa biết dưới đấy là gì, cho nên chấp nhận rủi ro còn nhiều hơn. Do vậy, đại biểu cho rằng, đây là một nút thắt, một lối mở rất lớn để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.
Đại biểu đoàn Hà Nội cũng đồng tình với quy định tại Điều 6 là không ghi truy cứu trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro, nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định.
“Tuy nhiên, nếu lại quy định trong này là đúng quy trình, quy định thì quy trình, quy định là gì? Nếu như không cẩn trọng, chúng ta lại quay trở lại quy trình, quy định là theo quy định của pháp luật và quay trở lại như chúng ta hiện nay là tuân thủ quy định pháp luật là không làm được gì.
Do vậy, tôi đề nghị ở đây phải sửa lại là khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký. Như vậy, đề tài đăng ký quy trình thế nào thực hiện đúng, đầy đủ như thế mà không đạt kết quả, thì cũng không phải hoàn trả lại kinh phí”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) cũng đề cập đến quy định về miễn trách nhiệm, rủi ro trong nghiên cứu khoa học và cho rằng, quy định tại dự thảo Luật mới chỉ thiết kế một phần đó là miễn trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại với Nhà nước.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Theo đại biểu, cần phải miễn trách nhiệm dân sự khi làm thiệt hại đối với cả Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, đại biểu đề nghị cần phải có cơ chế miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học. “Tôi cho rằng chúng ta cần phải nghiên cứu nội dung này”, đại biểu nói.
Miễn trừ trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu, thử nghiệm khoa học, công nghệ
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) đưa ra phân tích khá kỹ lưỡng về nội dung này. Nữ đại biểu tán thành cần thiết phải có quy định cụ thể về thí điểm, hoặc miễn trừ trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu, thử nghiệm khoa học, công nghệ.
Theo đại biểu, trong Bộ luật Hình sự đã quy định một điều luật riêng về miễn trách nhiệm hình sự trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khoa học, công nghệ mà dẫn tới gây thiệt hại.
Điều 25 Bộ luật Hình sự quy định rất rõ là cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm và đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, nhưng vẫn gây thiệt hại thì không bị coi là tội phạm và được miễn trách nhiệm hình sự.
![]() |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Quốc hội |
“Như vậy, đối với trách nhiệm dân sự hiện nay là chưa có quyết định hoặc quy định không rõ ràng. Nếu đã nghiên cứu khoa học, kể cả thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm về mặt nghiên cứu, nhưng gây ra thiệt hại cho nhà nước, cho tổ chức, cơ quan, cá nhân thì vẫn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo chế định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự”, đại biểu cho biết.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về vấn đề đổi mới khoa học, công nghệ, thúc đẩy sáng tạo và chuyển đổi số có hai yêu cầu rất rõ ràng trong vấn đề liên quan đến miễn trách nhiệm nói chung, và miễn trách nhiệm dân sự nói riêng.
Cụ thể, yêu cầu thứ nhất là có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thử nghiệm công nghệ mới, trong mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Yêu cầu thứ hai là phải chấp nhận rủi ro đầu tư mạo hiểm và có độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Để được miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học theo dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề xuất 4 điều kiện cụ thể.
Thứ nhất, phải áp dụng đầy đủ các quy trình, quy phạm trong nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, đề nghị bổ sung không chỉ áp dụng miễn trách nhiệm dân sự trong khâu về nghiên cứu đề tài khoa học cả khâu thử nghiệm kết quả nghiên cứu và khâu áp dụng kết quả nghiên cứu.
Thứ ba, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhưng vẫn gây ra thiệt hại.
Thứ tư, gây ra thiệt hại cho Nhà nước mới được xem xét miễn trách nhiệm dân sự; còn gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác thì vẫn phải thực hiện việc bồi thường theo quy định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự.
Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đề xuất tên gọi Nghị quyết mới là: Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. “Nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi được chuẩn bị trong một thời gian ngắn, mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài, đánh trúng vào các vấn đề cấp bách để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết. Theo Bộ trưởng, tháng 5 này, Quốc hội sẽ thông qua Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số và tiếp theo sẽ là các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề thể chế, chính sách và cơ chế cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Ngộ độc thuốc tân dược: Cảnh báo từ thực tế điều trị

Cơ hội đưa Hà Nội phát huy lợi thế để phát triển bứt phá

Xây dựng cơ chế, chính sách theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm

Xây dựng Chi bộ Cơ quan Ủy ban MTTQ xã Phù Đổng vững mạnh toàn diện

Hà Nội: Nhiều địa phương ra quân vì đô thị văn minh, sạch đẹp
Tin khác

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công
Sự kiện 15/07/2025 19:20

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Sự kiện 15/07/2025 18:41

Sau đổi tên, cả nước có 34 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố
Sự kiện 15/07/2025 18:06