Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 3 - "Cú đấm thép" đưa Hòa Lạc vươn mình
Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của 4 trường chuyên Cảnh giác trước các thông tin xấu, độc về công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp |
“Quả đấm thép” của Thủ đô
Với diện tích quy hoạch hơn 1.500ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc được kỳ vọng là “trái tim công nghệ” của Hà Nội, nơi hội tụ nghiên cứu, phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh công nghệ cao. Đây là một trong ba khu CNC cấp quốc gia và là khu duy nhất trực thuộc Thủ đô.
Thành ủy Hà Nội xác định rõ: Hòa Lạc chính là “quả đấm thép” để Hà Nội cất cánh trên nền tảng công nghệ. Nơi đây không chỉ là hạ tầng, mà là trung tâm chiến lược gắn với tương lai của Thủ đô trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tài nguyên sang tri thức, từ công nghiệp truyền thống sang công nghệ cao, kinh tế số, đổi mới sáng tạo.
![]() |
Hiện nay, Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút hơn 100 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư lớn. |
Hiện nay, Khu CNC Hòa Lạc đã thu hút hơn 100 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 100.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT, Hanwha (Hàn Quốc), Nidec (Nhật Bản)… Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu bao gồm công nghệ thông tin, điện tử, sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tuy nhiên, so với kỳ vọng là “thung lũng Silicon của Việt Nam”, Hòa Lạc vẫn chưa thực sự bứt phá. Hạ tầng kỹ thuật tuy đã được đầu tư mạnh hơn trong những năm gần đây, nhưng nhiều khu chức năng chưa được lấp đầy; các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ (vườn ươm, R&D, tài chính, đào tạo, logistic…) còn thiếu tính đồng bộ và chiều sâu.
Một số chuyên gia cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay không nằm ở vị trí hay cơ sở hạ tầng, mà ở chính sách, tức là Hà Nội và Trung ương chưa trao đủ cơ chế vượt trội để Hòa Lạc cạnh tranh sòng phẳng với các trung tâm công nghệ trong khu vực. Trong khi các thành phố lớn của Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc đều có đặc khu công nghệ đi kèm chính sách tài khóa ưu đãi, môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục tinh gọn… thì Hòa Lạc vẫn bị ràng buộc bởi nhiều quy định chung như một khu công nghiệp thông thường.
Để Hòa Lạc thực sự trở thành động lực công nghệ của Thủ đô, các chuyên gia cho rằng cần một “cú hích” chính sách để phát triển. Đặc biệt, trong xu thế chuyển đổi số và tăng trưởng xanh toàn cầu, nơi nào làm chủ công nghệ, nơi đó có lợi thế cạnh tranh. Nếu Hà Nội có một Hòa Lạc được vận hành đúng tầm, thì không chỉ GRDP của Thủ đô tăng mạnh, mà còn giúp hình thành hệ sinh thái công nghệ đủ sức lan tỏa ra toàn vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hòa Lạc cũng sẽ trở thành “trường đại học mở khổng lồ”, nơi các thế hệ sinh viên, kỹ sư, nhà khoa học được thử nghiệm, học hỏi và phát triển các ý tưởng đổi mới sáng tạo trong môi trường thực tế. Đây là mô hình đã thành công tại các khu công nghệ cao ở Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Việc hình thành chuỗi giá trị công nghệ trong nước, từ R&D, sản xuất thiết bị, nền tảng phần mềm đến ứng dụng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông, quản lý đô thị… sẽ giúp Hà Nội bớt phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu, từng bước làm chủ công nghệ lõi.
Tạo cực tăng trưởng công nghệ mới
Bàn về cơ chế, chính sách ưu đãi và biện pháp hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Khu CNC Hòa Lạc, ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC, cho rằng, để thu hút được nhân lực công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, Hà Nội cần không chỉ có chính sách đủ hấp dẫn, mà còn phải dám thử nghiệm những mô hình hoàn toàn mới, những cách làm đột phá và mang tính thể chế.
Theo ông, nếu Thành phố muốn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ hàng đầu khu vực thì cần thay đổi từ cách tư duy đến cách vận hành. Một trong những kiến nghị quan trọng nhất được ông Chính nêu ra là Hà Nội cần tiên phong triển khai mô hình hợp tác “ba nhà”, bao gồm: “Nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp” ngay tại Khu CNC Hòa Lạc.
![]() |
Hà Nội, với lợi thế riêng, đang đặt nhiều kỳ vọng vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc. |
Đây là cách để kiến tạo một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo thực chất, trong đó doanh nghiệp là trung tâm của sáng tạo, nhà khoa học là nhân tố thúc đẩy tri thức, còn Nhà nước đóng vai trò kiến tạo chính sách, định hướng và dẫn dắt. Nếu xây dựng được mô hình hợp tác ba bên này một cách hiệu quả, thì đây sẽ là nền tảng bền vững để Hà Nội giữ chân nhân tài, đồng thời tạo ra động lực tăng trưởng mới cho cả khu vực.
Từ mô hình này, ông Chính đề xuất Thành phố thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo của Hà Nội, đặt tại Hòa Lạc, với phương thức đầu tư công - quản trị tư. Theo đó, Trung tâm có thể được vận hành theo mô hình SPV - tức một pháp nhân chuyên biệt, hoạt động với cơ chế kết hợp tài sản công, quản trị tư và nguồn lực xã hội.
Đơn vị này sẽ đóng vai trò là đầu mối chiến lược để kết nối các nguồn lực R&D, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, hình thành các vườn ươm, tổ chức hoạt động khởi nghiệp, vận hành sàn giao dịch công nghệ và đặc biệt là tạo ra không gian mở để thúc đẩy các sản phẩm “Make in Vietnam” từ ý tưởng đến thương mại hóa.
Bên cạnh mô hình vận hành, ông Chính cho rằng, để đổi mới sáng tạo có thể lan tỏa thực chất, Hà Nội cần tạo nền tảng hạ tầng công nghệ đủ mạnh, cụ thể là hạ tầng số hiện đại, có khả năng chia sẻ. Thực tế rằng, hiện nay nhiều doanh nghiệp công nghệ nhỏ, các start-up tại Hòa Lạc đều gặp khó khăn khi phải tự đầu tư hệ thống máy chủ, lưu trữ dữ liệu, băng thông cao hoặc điện toán hiệu năng lớn - những chi phí mà chỉ các tập đoàn lớn mới đủ khả năng trang bị.
Nếu Thành phố đầu tư xây dựng một hệ sinh thái hạ tầng số dùng chung, với khả năng mở rộng và chia sẻ giữa các doanh nghiệp - viện nghiên cứu - trường đại học, thì không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyên xã hội, mà còn tạo điều kiện để công nghệ được thử nghiệm nhanh, triển khai nhanh, sản phẩm ra đời nhanh hơn.
Không dừng ở đó, Chủ tịch CMC cũng thẳng thắn chỉ ra một điểm nghẽn lâu nay trong phát triển công nghệ: thủ tục hành chính và cơ chế sử dụng đất đai chưa đủ linh hoạt. Theo ông, việc phát triển các mô hình đại học tư thục, viện nghiên cứu hay trung tâm R&D tại Hòa Lạc đang gặp nhiều rào cản do thời gian cấp phép kéo dài, quy trình thủ tục phức tạp và thiếu những ưu đãi rõ ràng.
Ông đề xuất Hà Nội cần ban hành cơ chế đặc thù riêng cho khu CNC - trong đó cho phép bố trí quỹ đất linh hoạt, áp dụng thủ tục gọn nhẹ và thực hiện số hóa toàn trình các bước cấp phép, vận hành. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp mà còn thể hiện một hình ảnh Hà Nội năng động, sẵn sàng chuyển mình trong kỷ nguyên công nghệ.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực Đông Nam Á, với tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 40% tổng sản phẩm trên địa bàn. Thành phố cũng đặt ra các cột mốc quan trọng như có trên 50% số doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo, thu hút từ 1 - 2 tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đồng bộ kết nối giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và cơ quan quản lý nhà nước. Đến năm 2045, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm khoa học, công nghệ hàng đầu châu Á, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo của khu vực. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, đảm bảo đúng quy định pháp luật

Thuê chuyên gia làm lãnh đạo trong một số nhiệm vụ cải cách thể chế, hoạch định chính sách công

Góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xem xét chế độ cho cán bộ Tòa án

Phạt 2,5 triệu đồng người phụ nữ đuổi khách đợi xe gần bến xe Mỹ Đình

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI để xử lý vi phạm thương mại điện tử

Bán kết FIFA Club World Cup 2025 - PSG vs Real Madrid: Trận cầu của những “ông lớn”
Tin khác

Kịp thời xử lý tình trạng vứt xác lợn gây ô nhiễm môi trường
Nhịp sống Thủ đô 07/07/2025 15:54

Để Hà Nội cất cánh từ công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kỳ 1- Từ hội đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"
Nhịp sống Thủ đô 05/07/2025 17:42

Cử tri đề nghị công khai danh sách các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 21:02

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 17:57

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:36

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
Nhịp sống Thủ đô 04/07/2025 15:20

Nâng cao sức mạnh văn hóa - thể thao vì Thủ đô giàu đẹp, văn minh
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 15:33

Giúp xã đảo Minh Châu nâng cao năng lực ứng phó mưa bão
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 14:58

Hà Nội: GRDP 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63%, dịch vụ tiếp tục là trụ đỡ
Nhịp sống Thủ đô 03/07/2025 10:48

Chính thức diễn ra Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu chính sách pháp luật BHXH, BHYT năm 2025"
Nhịp sống Thủ đô 02/07/2025 17:32