--> -->

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội

Chiều 13/1, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 được phê duyệt là 2 nội dung quan trọng và cần thiết triển khai cụ thể hóa một số nội dung xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong đó bao gồm tập hợp các quy định, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án, chỉ tiêu, số liệu nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị Thành phố để triển khai có kế hoạch, trọng tâm, trọng điểm và tuân thủ theo quy hoạch được duyệt.

Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2025. Nguyên tắc quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội là tuân thủ Luật Kiến trúc, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và điều kiện thực tế tại Thủ đô; Ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới kể cả nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo…; Bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng, an ninh, tài nguyên môi trường, phòng, chống thiên tai, giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu…;

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Đảm bảo việc phát triển song hành với giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống về kiến trúc công trình và tổ chức cảnh quan làng xóm, bảo tồn văn hoá bản sắc của các khu vực; Quản lý kiến trúc cần phải tính đến đặc điểm, đặc thù của từng khu vực, phong tục tập quán, văn hoá truyền thống…; Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hoà lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương trình phát triển đô thị đến năm 2035 xác định mục tiêu đến năm 2030, phát triển Hà Nội thành đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng hiện đại đạt 30%.

Đến năm 2045, Hà Nội trở thành Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái, với sông Hồng là biểu tượng phát triển.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng đạt 50%. Dự kiến sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu dự báo đến năm 2035 là 2.987.303 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn dành cho hạ tầng khung là 1.273.791 tỷ đồng. Vốn dành cho nâng cấp đô thị là 1.713.512 tỷ đồng.

Để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được xác định tại Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 được phê duyệt nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, trên cơ sở Quy chế quản lý kiến trúc và Chương trình phát triển đô thị Thành phố nêu trên, triển khai đăng tải thông tin, hướng dẫn, phổ biến tới các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức triển khai, áp dụng vào công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn tại cơ sở, địa phương; tập trung khẩn trương hoàn thành danh mục và kế hoạch triển khai nghiên cứu lập các quy hoạch, quy chế, quy định có liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội
Toàn cảnh hội nghị.

Bốn sở gồm: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, và những sở, ngành Thành phố có liên quan tiếp tục khẩn trương tổng hợp nội dung, số liệu, phối hợp cùng UBND các huyện có liên quan sớm hoàn thiện hồ sơ Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận đảm bảo tiến độ trình cấp có thẩm quyền theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố.

Các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn;

Chủ động, tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch tại cơ sở theo thẩm quyền; trọng tâm là quy hoạch đầu tư phát triển, quy hoạch chỉnh trang, tái thiết đô thị, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết những khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của Thành phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, công trình văn hóa, công cộng; tăng cường giám sát, quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng đồng bộ đô thị và nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn mong muốn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục phát huy vai trò chủ động, phối hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý phát triển đô thị đạt được nhiều kết quả và công quan trọng, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển, văn hiến, văn minh, hiện đại, trong tiến trình hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng đã hoàn thiện Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Ngày 31/12/2024, UBND Thành phố có Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã công bố 2 quyết định nêu trên.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Phát triển toàn diện lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục

Là một đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ cụm Thọ, phường Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tôi đặc biệt quan tâm tới Dự thảo văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố. Qua nghiên cứu Dự thảo văn kiện trình Đại hội, tôi xin có một số ý kiến đóng góp về lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục - nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô.
Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Sáng 18/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vs Hà Lan: Cơ hội viết tiếp kỳ tích

Sau chiến thắng thuyết phục trước U21 Canada ở tứ kết, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chính thức góp mặt tại bán kết giải bóng chuyền quốc tế Shanghai Future Stars 2025. Đối thủ sắp tới của thầy trò HLV Nguyễn Ngọc Hoa là đội tuyển Hà Lan, đại diện châu Âu với lực lượng vượt trội cả về kinh nghiệm lẫn thể hình. Dù bị đánh giá thấp hơn, nhưng tuyển Việt Nam đang mang đến nhiều kỳ vọng về một kỳ tích trên đất Thượng Hải.
Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng: Lợi ích kép cho cả người lao động và doanh nghiệp

Đối với người lao động, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp họ có thêm khoản chi tiêu, giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, còn đối với doanh nghiệp, mặc dù có áp lực nhưng việc tăng lương cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực khi giữ được chân người lao động và góp phần thúc đẩy năng suất lao động. Chính bởi vậy, thông tin Hội đồng lương Quốc gia đã chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng với mức 7,2%, thực hiện từ 1/1/2026 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của cả doanh nghiệp và người lao động, cả hai bên đều cho rằng đây là mức tăng hợp lý.
Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Hà Nội: Sẽ tổ chức sát hạch cấp Giấy phép lái xe cho hàng nghìn học viên mỗi ngày

Nhằm giải quyết nhu cầu lớn về cấp Giấy phép lái xe (GPLX) trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai kế hoạch cao điểm, tăng cường khả năng sát hạch lên đến hàng nghìn học viên mỗi ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời quyền lợi chính đáng của người dân Thủ đô.
Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII xác định 8 nhóm giải pháp trọng tâm trong nhiệm kỳ tới, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đây được xem là định hướng xuyên suốt, thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể của sự phát triển.
Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục gục ngã trước Indonesia tại SEA V.League 2025

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tiếp tục phải nhận thất bại trước đối thủ đầy duyên nợ Indonesia với tỷ số 1-3 trong trận đấu tại chặng 2 SEA V.League 2025. Đây đã là lần thứ ba trong năm nay các học trò của HLV Trần Đình Tiền để thua trước đội bóng xứ vạn đảo, cho thấy Indonesia thực sự quá mạnh trước tuyển bóng chuyền nam Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Tin khác

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Sẽ chọn đơn vị uy tín cung cấp suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh

Ngày 17/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND Thành phố, đơn vị bầu cử số 2 (các phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam, Hồng Hà) đã tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Rà soát các dự án còn khó khăn, vướng mắc tại Hà Nội trước ngày 31/7

Chiều 16/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí và Phiên họp thứ 8 Tổ công tác đặc biệt.
Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Bổ nhiệm ông Bá Văn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội

Ông Bá Văn Thắng (sinh năm 1968), Trưởng phòng Phòng Đô thị, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội triển khai cao điểm phòng, chống dịch bệnh dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.
Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành triển khai phương tiện giao thông xanh và trạm sạc xe điện

UBND thành phố Hà Nội ban hành đã Quyết định số 3763/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu UBND Thành phố triển khai các nội dung, nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường vào ngày 2/8

Theo kế hoạch, lễ ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn Hà Nội diễn ra từ 7 - 9 giờ sáng 2/8/2025, trong đó điểm cầu chính tại phường Tràng Tiền sẽ được truyền hình trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 126 xã, phường. Đây là hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu rộng, nhằm lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và tạo chuyển biến thực chất trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Yêu cầu “chốt” điểm tái định cư của 2 dự án đường sắt quốc gia trong tuần tới

Về tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa bàn Hà Nội), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị các xã liên quan cần chủ động và trong tuần sau phải "chốt" được các điểm tái định cư trên địa bàn.
HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

HĐND thành phố Hà Nội bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 10/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội đã miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời bầu bổ sung chức vụ Ủy viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa

Sáng 10/7, tại kỳ họp 25, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thành phố. Đây là một bước cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Quy định mới về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô”

Sáng 10/7, kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định về việc xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Thủ đô Hà Nội”.
Xem thêm
Phiên bản di động