Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa |
![]() |
Ảnh minh họa |
“Hé mở” nội dung này, mới đây tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội với các quận, huyện, thị xã, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố xin ý kiến các đại biểu. Theo đó, việc đặt tên, đổi tên xã, phường hình thành sau sắp xếp được đề xuất theo 2 cách. Một là đặt tên theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, cần xác định tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp không chỉ là câu chuyện danh xưng, mà cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học; khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin, ví dụ: Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2, Đan Phượng 1, Đan Phượng 2...
Phương án 2 là đề xuất đặt tên đối với các đơn vị hành chính nội đô lịch sử, có truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của đất nước và Thủ đô. Lựa chọn một đơn vị hành chính tiêu biểu để đặt tên, các đơn vị hành chính liền kề được lấy theo tên các địa danh lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu khác tránh sự trùng lặp. Ví dụ: Hoàn Kiếm (đơn vị đặt tên là Hoàn Kiếm); Đống Đa (một đơn vị đặt tên là Đống Đa; một đơn vị đặt tên là Kim Liên, một đơn vị đặt tên là Văn Miếu - Quốc Tử Giám).
Bình luận vấn đề này, một số người dân cho rằng, để “công bằng” và không tạo ra những tranh cãi không cần thiết, phương án tối ưu nhất là đặt tên xã, phường mới theo tên quận, huyện cũ, như Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2… Vì thực ra, đối với cư dân, tên quận, huyện đã ăn sâu trong tâm trí họ, còn tên phường, xã chỉ là phần nhỏ. Nên khi đặt tên phường, xã mới lấy theo tên quận, huyện cũ, ai cũng có một địa danh lịch sử mà mình từng hoặc đã, đang sinh sống. Tuy nhiên, việc đặt tên không nhất thiết phải cứng như thế, vì đối với những quận, huyện có những địa danh đặc thù như Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc thì cũng có thể xem xét để lại tên.
Hiện các cơ quan chức năng đang lên phương án trình Thường trực Thành ủy, HĐND Thành phố, sau khi thông qua sẽ báo cáo Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, với cách đặt tên như dự thảo nhìn nhận góc độ khoa học và dư luận nhân dân là hợp lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hướng dẫn thủ tục nhận trợ cấp hưu trí xã hội

Kỳ 2: "Chìa khóa" thay đổi trải nghiệm y tế Thủ đô

Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần thứ nhất

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín

Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi

Xây dựng phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám an toàn, thân thiện, hiện đại

Tiếp nhận 82 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát từ ngành Ngân hàng
Tin khác

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tâm, tầm, tài, tín
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 14/07/2025 13:59

Thẩm quyền mới của cấp xã trong lĩnh vực tư pháp, hộ tịch
Sự kiện 14/07/2025 11:01

Thay đổi quan trọng về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam
Sự kiện 13/07/2025 19:32

Quyết tâm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025
Sự kiện 13/07/2025 06:28

Kết luận điều tra vụ án khu đất vàng 33 Nguyễn Du, TP.HCM
Sự kiện 12/07/2025 19:33

Định hướng hợp tác Mê Công - Hàn Quốc trong giai đoạn mới
Sự kiện 11/07/2025 21:36

Hợp tác kinh tế là động lực quan trọng cho quan hệ giữa ASEAN với các đối tác
Sự kiện 11/07/2025 21:23

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giám định tư pháp, định giá tài sản
Sự kiện 11/07/2025 20:30

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham dự Đại hội đồng lần thứ 50 của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Sự kiện 11/07/2025 13:06

TP.HCM tạm dừng tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài
Sự kiện 11/07/2025 11:42