--> -->

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận 17 phường của quận Đống Đa sau sắp xếp đơn vị hành chính

Khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có

Đợt sắp xếp này sẽ tác động đến 156 xã, phường, thị trấn và dự kiến toàn thành phố Hà Nội giảm khoảng 70 ĐVHC cấp xã. Các quận, huyện, thị xã: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Xuân, Ba Vì, Chương Mỹ, Gia Lâm, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thạch Thất, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thường Tín, Quốc Oai, Sơn Tây đã chỉ đạo các phường, xã, thị trấn thuộc diện sắp xếp lấy ý kiến cử tri với hai nội dung: Chủ trương sắp xếp ĐVHC và đặt tên ĐVHC mới sau sắp xếp.

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa
Phát phiếu lấy ý kiến cử tri về sắp xếp, đặt tên đơn vị hành chính mới.

Trong đó, về việc đặt tên, Điều 6 Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ, việc đặt tên, đổi tên ĐVHC hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại ĐVHC; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.

Trường hợp nhập các ĐVHC cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành sau sắp xếp.

Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ Hà Nội đã hướng dẫn Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã có ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các ĐVHC trước khi nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành sau sắp xếp.

Tại hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2024, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã nhấn mạnh, tên gọi ĐVHC mới là vấn đề được dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm, vì thế trong quá trình tổ chức thực hiện, các đơn vị xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về truyền thống, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

Thực tế, tâm lý người dân sẽ muốn giữ tên gọi của phường/xã mình vì đã quen thuộc, muốn giữ gìn tên gọi gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng như tránh các vướng mắc khi phải đổi giấy tờ. Vì vậy, để người dân hiểu và đồng thuận với phương án đưa ra, trong thời gian qua, các quận, huyện, thị xã đã thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, mục đích, phương án, lý do sắp xếp, lý do đặt tên ĐVHC mới...

Giải thích rõ cơ sở để người dân đồng thuận

Tại quận Ba Đình, thực hiện sáp nhập phường Trúc Bạch và Nguyễn Trung Trực, với tên phường mới được chọn là Trúc Bạch. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Nội vụ quận Ba Đình cho biết, ban đầu, một số cán bộ cơ sở cũng tâm tư về việc đặt tên phường mới.

UBND quận đã giải thích lý do chọn tên Trúc Bạch là dựa trên yếu tố lịch sử, vì địa danh này có từ thế kỷ 19, còn địa danh Nguyễn Trung Trực vào những năm 1978, 1979 mới xuất hiện. Hai tên địa danh này cũng không thể ghép để đặt tên phường mới... Khi được giải thích rõ về nội dung này, cán bộ cơ sở rất ủng hộ, và tích cực tuyên truyền đến người dân. Vì vậy, 97,56% cử tri phường Nguyễn Trung Trực đã đồng ý với tên gọi phường mới sau sáp nhập là phường Trúc Bạch.

Tại quận Đống Đa có 10 phường thuộc diện sắp xếp. Cụ thể, nhập phường Trung Phụng và phường Khâm Thiên, lấy tên phường mới là Khâm Thiên; nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Ngã Tư Sở vào phường Khương Thượng, thành phường Khương Thượng; nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Ngã Tư Sở vào phường Thịnh Quang, thành phường Thịnh Quang; nhập phường Quốc Tử Giám và phường Văn Miếu, thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Trung Tự vào phường Phương Liên, thành phường Phương Liên - Trung Tự; nhập một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số phường Trung Tự vào phường Kim Liên, thành phường Kim Liên.

Qua lấy ý kiến, hơn 99% cử tri 10 phường đã ủng hộ, đồng thuận việc sắp xếp và tên gọi ĐVHC mới, với 8 phường giữ lại một tên ĐVHC cũ, có hai phường ghép tên là Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Phương Liên - Trung Tự. Ông Nguyễn Thế Dũng, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân phố số 2 phường Văn Miếu cho rằng, việc chọn tên ĐVHC mới sau sáp nhập phường Văn Miếu và Quốc Tử Giám phù hợp vì hai tên gọi Văn Miếu và Quốc Tử Giám rất liên quan đến nhau...

Tại huyện Phú Xuyên, có 8 xã thuộc diện sắp xếp. Bà Lại Đỗ Quyên, Trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết, 6 xã Hồng Minh, Tri Trung, Đại Thắng, Văn Hoàng, Nam Phong, Nam Triều đều có trên 90% cử tri đồng ý với chủ trương sắp xếp và tên gọi ĐVHC mới sau sắp xếp (nhập xã Hồng Minh và Tri Trung, lấy tên xã mới là Hồng Minh; nhập xã Đại Thắng và Văn Hoàng, tên xã mới là Văn Hoàng; nhập xã Nam Phong và Nam Triều, tên xã mới là Nam Phong). Riêng hai xã Sơn Hà và Quang Trung sau sáp nhập thì ghép tên xã mới là Quang Hà.

Bà Quyên cho hay, việc chọn một trong các tên ĐVHC cũ để đặt cho ĐVHC mới sau sáp nhập sẽ thuận lợi hơn khi chỉ có một nửa số người dân của xã mới thành lập phải thay đổi giấy tờ cá nhân...

Sắp xếp ĐVHC là việc khó, trong đó, bố trí cán bộ, công chức và đặt tên ĐVHC mới sau sắp xếp luôn được dư luận đặc biệt quan tâm. Đến nay, theo Sở Nội vụ Hà Nội, các đơn vị đã hoàn tất việc lấy ý kiến cử tri với kết quả hầu hết cử tri đồng thuận cao với chủ trương sắp xếp và tên gọi ĐVHC mới. Có thể thấy, với lộ trình thực hiện khoa học, bài bản, khách quan, phù hợp, công tác sắp xếp ĐVHC cấp phường giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội đã nhận được sự ủng hộ của cán bộ, công chức và nhân dân.

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo phương án tổng thể của thành phố Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở và hoạt động của tổ chức cộng đồng các khu dân cư trên địa bàn; đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển theo Chương trình hành động số 12/NQ-CP ngày 23/2/2022 Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các quy hoạch đã được phê duyệt.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Bochum và Bayer Leverkusen tại Vonovia Ruhrstadion, dù chỉ mang tính thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một cuộc đọ sức đáng chú ý khi cả hai đội đều có những mục tiêu riêng trong giai đoạn tiền mùa giải. Với một Bochum đang khao khát khẳng định lại mình và một Leverkusen cần lấy lại phong độ, đây sẽ là cơ hội để HLV hai bên kiểm tra chiều sâu đội hình và các phương án chiến thuật.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Trận chung kết EURO Nữ 2025 vào lúc 23h00 ngày 27/7 hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai cường quốc bóng đá nữ: Nữ Anh và Nữ Tây Ban Nha. Dù được đánh giá là hai đội bóng có thực lực tương đồng, nhưng lịch sử đối đầu gần đây cùng với phong độ hiện tại đang tạo nên một bức tranh nghiêng nhẹ về phía những cô gái đến từ bán đảo Iberia.
Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Sau những lùm xùm tưởng chừng sẽ hủy bỏ, người hâm mộ bóng đá châu Á cuối cùng cũng có thể thở phào khi trận giao hữu giữa Barcelona và Vissel Kobe đã chính thức được khôi phục. Trận đấu diễn ra vào lúc 17h00 ngày 27/7 (theo giờ Việt Nam) này không chỉ là màn ra mắt mùa giải 2025/26 của gã khổng lồ xứ Catalunya dưới triều đại Hansi Flick, mà còn là bài kiểm tra thú vị với một Vissel Kobe đang có phong độ cực kỳ ấn tượng tại J1 League.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Tin khác

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối nay (26/7), tại 269 nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trang trọng diễn ra Lễ thắp nến tri ân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025 đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong cộng đồng. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa trí thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ Thủ đô, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

BHXH thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Huyến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH Thành phố làm Trưởng đoàn, đã đến dâng hoa, dâng hương, viếng các Anh hùng liệt sĩ.
Xem thêm
Phiên bản di động