-->

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Cần giám sát các quỹ

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương) nhìn nhận, các chỉ số thu ngân sách trong 9 tháng năm 2024 có tăng trưởng khá tốt, tình hình thu ngân sách tăng so với dự toán, đảm bảo thu ngân sách bền vững, làm cơ sở để phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo báo cáo kiểm toán, hiện nay, bố trí chi thường xuyên còn thấp, còn nhiều khoản chưa được phân bổ, làm kìm hãm các công cụ kích thích của nền kinh tế.

“Tiết kiệm chi thường xuyên là tốt nhưng chi thường xuyên có 7-8 mục, nếu tiết kiệm quá có một số hoạt động kinh tế - xã hội bị kìm hãm. Không phải cái gì tiết kiệm cũng là tốt”, theo đại biểu.

Đại biểu cho biết, theo dự kiến, đến năm 2025, GDP nước ta vào khoảng 500 tỷ USD, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đều 7%/năm, đến năm 2035, GDP nước ta sẽ vào khoảng 1.000 tỷ USD, định hướng đến năm 2045 đạt mốc 5.000 tỷ USD để trở thành nước thu nhập cao, phá bẫy thu nhập trung bình.

Để thoát được bẫy này, có nhiều công cụ về các khía cạnh như lao động, tái cơ cấu, đầu tư phát triển, tuy nhiên chúng ta chưa quan tâm đúng mức các khía cạnh này.

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn tỉnh Bình Dương). Ảnh: Quốc hội

Tuy chúng ta đang duy trì tăng trưởng gần 7%/năm, nhưng chưa đạt được yếu tố bền vững, vì vẫn dựa vào động lực của FDI. Trong khi các doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn, thì các doanh nghiệp trong nước nhập siêu. Nếu muốn duy trì nhịp độ phát triển bền vững, cần dựa vào các nguồn lực phát triển trong nước.

Hiện nay, chúng ta có hơn 20 quỹ, có một số quỹ sắp đóng lại, trong khi một số quỹ sẽ được mở thêm. Đại biểu đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.

Đại biểu cho rằng, không nên đánh giá quỹ bằng số lượng dự án, mà cần xem xét hiệu quả của hoạt động của quỹ, tác động của quỹ đối với tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế. Đại biểu nhấn mạnh, việc giám sát hoạt động các quỹ sẽ là tiền đề xây dựng một cơ chế bền vững.

Cân đối vốn ngân sách cho các địa phương thiếu nguồn cải cách tiền lương

Đại biểu Cầm Hà Chung (Đoàn tỉnh Phú Thọ) đề cập đến việc Chính phủ đề xuất cho phép dành 5% nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Đại biểu Cầm Hà Chung (Đoàn tỉnh Phú Thọ). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu cho rằng, chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho nhân dân rất tốt, phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vấn đề này, Chính phủ cần cân nhắc.

“Chúng ta đề xuất giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 nhưng bây giờ là tháng 10 rồi. Và theo quy định, ngày 13/11 tới đây, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết này. Địa phương đã xây dựng dự toán từ đầu năm, nhiều địa phương cơ bản đã giải ngân hết. Nếu cắt giảm 5% thì địa phương sẽ lấy nguồn ở đâu?”, đại biểu bày tỏ băn khoăn.

Do đó, đại biểu Cầm Hà Chung đề nghị Chính phủ cân nhắc vấn đề này, đồng thời cần có cơ chế mở hơn. Nếu địa phương nào có khả năng tiết kiệm được thì thực hiện, không thể yêu cầu đồng loạt các địa phương đều như nhau. Nếu địa phương nào đã sử dụng hết và bắt buộc tiết kiệm thì cần xem xét.

Về quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương, theo quy định hiện hành, các địa phương dành 70% tăng thu để thực hiện cải cách tiền lương. Đại biểu đoàn Phú Thọ cho rằng, điều này dẫn đến có nhiều địa phương có nguồn tăng thu lớn, dư rất nhiều nhưng chỉ sử dụng 30%, còn 70% không có cơ chế nào để sử dụng, sau đó lại hoàn lại.

Đây cũng là lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, có nhiều địa phương khó khăn, thậm chí là không có tăng thu, không đảm bảo được nguồn cải cách tiền lương.

Để tạo động lực tăng thu, đại biểu Cầm Hà Chung đề nghị Chính phủ cần cân đối vốn ngân sách Trung ương cho các địa phương thiếu nguồn cải cách tiền lương. Đồng thời có cơ chế cho đầu tư để sử dụng vào các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Quốc hội

Khả năng bảo toàn và sinh lời của Quỹ bảo hiểm xã hội?

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn tỉnh Quảng Trị) quan tâm đến các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Theo đại biểu, tổng số dư đầu năm 2024 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý chủ yếu là của ba quỹ: Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Quỹ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.

Ứớc tính đến cuối năm nay số dư nguồn các quỹ tăng khoảng 56.000 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó số dư của ba quỹ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý chiếm gần như tuyệt đối trên 91% tổng số dư các quỹ, tương đương khoảng 1.300 tỷ đồng.

“Số dư chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, vấn đề là cơ cấu và chất lượng sử dụng vốn của khối nguồn vốn gần 1,3 triệu tỷ đồng trên thế nào, khả năng bảo toàn và sinh lời của chúng ra sao, theo đó là sứ mệnh bảo đảm an sinh xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội có hoàn thành không?

Theo báo cáo của Chính phủ cũng chưa làm rõ điều này, kể cả các vấn đề đại biểu khác đề cập, như tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện nay”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.

Đại biểu đoàn Quảng Trị cũng cho biết, theo các chuyên gia, chiếm hầu hết trong cơ cấu sử dụng vốn của Bảo hiểm xã hội là khoản mục tài sản trái phiếu Chính phủ, trong khi có rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường nhưng chưa từng được các cơ quan phụ trách, cũng như chính bản thân cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận diện, đo lường và công bố...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

(LĐTĐ) Tin tưởng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, với sự gương mẫu, đi đầu của Thủ đô Hà Nội, đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng; mang lại cho người dân những điều tốt đẹp nhất, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đón xuân mới Ất Tỵ 2025 vui tươi, hạnh phúc, chúc mừng năm mới nhiều thắng lợi mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong không khí toàn Đảng, toàn dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tối 28/1 (tức 29 Tết), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến trụ sở Thành ủy Hà Nội, thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

(LĐTĐ) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ban hành Kết luận của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) (tại Phiên họp thứ 41, tháng 1/2025).
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường cacbon tại Việt Nam (Đề án).
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ

(LĐTĐ) Chiều 21/1, Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thành phố Cần Thơ đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.
Xem thêm
Phiên bản di động