Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ |
Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, lạm phát thế giới hiện nay tăng cao trong 3 năm vừa qua, bình quân từ năm 2022, 2023, 2024, mỗi năm tăng tới 6%, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và năm nay ước tăng khoảng 3,2%.
Nhưng Việt Nam nổi lên nhiều điểm sáng, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 4 bậc, chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc, chỉ số Chính phủ điện tử tăng 15 bậc, đặc biệt chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu tăng 8 bậc và đứng hạng thứ 17/194 quốc gia.
“Chúng ta tiếp tục duy trì ổn định chính trị, kinh tế, xã hội và lạm phát được kiểm soát tốt trong 10 năm qua; bình quân từ năm 2015 đến nay, lạm phát được kiểm soát ở mức 3%; cán cân thương mại tiếp tục thặng dư và xuất siêu liên tục từ năm 2016 đến nay, tích lũy như vậy là 100 tỷ USD.
Nợ công trên GDP được kéo giảm, tạo dư địa để chúng ta tiếp tục đầu tư các dự án lớn và kinh tế tăng trưởng khá, ước cả năm tăng trưởng khoảng 7%, và phấn đấu hoàn thành 15/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2024”, đại biểu cho biết.
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Quốc hội. |
Về năm 2025, đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội là phấn đấu tăng trưởng từ 6,5 đến 7% và cao hơn nữa là 7-7,5%.
Đại biểu đề cập đến ba động lực tăng trưởng. Thứ nhất là về xuất khẩu, trong 9 tháng tiếp tục tăng trưởng 15,4%. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 28%.
Vì vậy, cần phải có chính sách để kết nối FDI với các doanh nghiệp trong nước, có chiến lược phát triển công nghiệp cơ khí, công nghiệp, dịch vụ phụ trợ công nghiệp vật liệu, phụ kiện. Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các sản phẩm mang thương hiệu Việt, nông sản, thủy sản.
Gần đây các sản phẩm mang thương hiệu trí tuệ Việt Nam, sản phẩm công nghệ số, công nghệ thông tin đã được xuất khẩu trên thị trường quốc tế với 1.500 doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, doanh thu ngày càng tăng. Quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, qua về khuyến khích phát triển du lịch.
Thứ hai, tổng vốn đầu tư xã hội tiếp tục tăng lên, nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao. Do đó, cần phải có những chính sách quan tâm tổng thể để tiếp sức cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đại biểu, việc chuẩn bị thống nhất thông qua các dự án luật, các nghị quyết lần này là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế để giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện huy động được các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế.
Vấn đề thứ ba, đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, tiêu dùng nội địa tuy có sự phục hồi mạnh, trong 9 tháng tăng trưởng 8,8%, nhưng so với trước dịch còn thấp, vì trước dịch chúng ta tăng trưởng 2 con số. Do đó, cần phải có chính sách hỗ trợ cho tiêu dùng, nhất là vấn đề về giảm thuế cũng như khuyến khích vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Đồng thời, quan tâm đến việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025, bởi đây là năm có nhiều sự kiện quan trọng của dân tộc.
“Rất mong Chính phủ quan tâm và đề xuất Quốc hội tăng lương ở khu vực lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi. Mặc dù không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công”, đại biểu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, ngoài việc khuyến khích phát triển các động lực mới như là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn... cần phải đánh thức, phát triển 3 động lực nội sinh, là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. “Đây là những thế mạnh của Việt Nam chúng ta, ba lĩnh vực này mới thực sự là chủ công của đất nước”, theo đại biểu.
Trước đó, tại phiên thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh tế xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận, vừa qua đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, mức tăng lên 50,8%, trong đó, năm 2024 tăng 30%. Đây là sự nỗ lực rất lớn.
Bộ trưởng cho biết, đến năm 2026 sẽ đánh giá lại Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương, sau đó, tiếp tục thực hiện cho phù hợp. Còn việc có điều chỉnh lương cơ sở hằng năm hay không sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước.
“Năm 2025, có thể tạm thời dừng lại. Còn sang đến năm 2026, chúng ta sẽ tiếp tục có điều chỉnh để nâng cao đời sống người hưởng lương trong khu vực công, nhằm đảm bảo tương đồng với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới" - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thông tin.
Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,88%. Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ... Năm 2024, phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoáng 4.900 USD... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh
Tin khác

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ
Sự kiện 19/07/2025 19:26

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật
Sự kiện 18/07/2025 20:21

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi
Sự kiện 17/07/2025 21:11

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”
Sự kiện 17/07/2025 20:16

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Infographic 17/07/2025 16:17

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học
Sự kiện 16/07/2025 23:07

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Sự kiện 15/07/2025 21:07

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)
Infographic 15/07/2025 19:26

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công
Sự kiện 15/07/2025 19:20

Đồng chí Bùi Thanh Sơn giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao
Sự kiện 15/07/2025 18:41