Cụ bà 72 tuổi và quầy báo di động miễn phí
Phòng khám tình nguyện U80 |
Những ngày đầu tháng 3 trời Hà Nội mưa phùn lất phất, trước cửa số nhà 55 Đặng Tiến Đông người ta đã quen với hình ảnh một bà lão mang kệ sách, báo miễn phí, niềm nở mời người qua lại đọc. Hỏi ra mới biết, bà lão ấy tên là Phạm Thị Huyền Dung, năm nay đã 72 tuổi. Sáng nào bà Dung cũng dậy rất sớm, đều đặn mua hàng chục tờ báo cho mọi người đọc.
Kệ báo của bà cũng rất đơn sơ giản dị với một tấm biến ghi chữ: “Kính mời nhân dân đọc sách – báo miễn phí” cùng rất nhiều quyển sách, báo đã cũ nhàu. Thậm chí, bà còn chu đáo đến độ mua cả kính lão để phục vụ những ông bà già cao tuổi.
Bà Dung bên kệ báo miễn phí của mình. |
Trước đây, bà vốn từng là cán bộ giảng dạy môn Triết học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng nom bà rất nhanh nhẹn. Chia sẻ về việc làm của mình, bà Dung bảo: “Tôi được Đảng bộ Hà Nội tặng một tờ báo Hà Nội Mới mỗi ngày theo tiêu chuẩn 50 năm tuổi Đảng, một mình tôi đọc rồi bỏ đi thì lãng phí quá. Vì để có được một sản phẩm báo chí đến với công chúng, là sự đóng góp công sức của nhiều người bao gồm phóng viên, biên tập, nhà in. Nên tôi đặt báo ra đây để cho nhiều người cùng đọc để biết thêm tin tức về thế giới cũng như đất nước”.
Nhiều người tìm đến đây không chỉ được đọc sách báo miễn phí mà còn được vui vầy bên câu chuyện tuổi già. Kệ báo của bà mở cửa hàng ngày từ 7 giờ sáng đến tận tối muộn. Nhiều hôm bà còn chong đèn cho mọi người đọc đến 22 giờ đêm. Đây là địa chỉ quen thuộc của nhiều ông bà trong khu phố và cả những người lao động nghèo từ khắp nơi lên Hà Nội lập nghiệp. Bà Dung bảo: “Tôi làm việc này không màng gì lợi ích cá nhân. Khi tôi mở sạp báo này một số cụ rất vui khi ngồi đọc ở đây. Bởi các cụ vừa nắm được thời sự đất nước, quốc tế, vừa ngắm cảnh đẹp gò Đống Đa – vừa tự hào về người anh hùng áo vải Tây Sơn của mình. Một số cụ cũng tự đóng góp báo chí, sách vở vào đây. Tôi mong mọi người cùng tôi tích cực đọc sách báo và sưu tầm sách báo hay để nhân dân cùng đọc”.
Bà Dung cho biết, làm việc tốt giúp bà thấy khoan khoái, vui vẻ trong lòng. Mỗi lần phục vụ mọi người đọc báo miễn phí, nhiều người cảm ơn bà, bà lại cảm ơn lại họ. Bởi theo bà, nếu không có họ bà cũng không có cơ hội được làm việc tốt. Tuy vậy, mỗi ngày bà tự bỏ ra 30 nghìn đồng để mua các loại báo phục vụ mọi người. Chưa từng một giây nào bà tính đếm đến số tiền ấy, ngược lại bà cho rằng mình nhận được rất nhiều. Đó là sự cảm kích, tôn trọng của mọi người, là sự vui vẻ nhẹ nhõm trong lòng mà không niềm vui nào có thể so sánh được. Bà quan niệm: “Tiền rất quý, ai cũng cần tiền nhưng trên đời vẫn có thứ quý hơn tiền rất nhiều, đó chính là cái tình, là tấm lòng giữa người với người”.
Bà kết nạp Đảng khi chỉ mới 19 tuổi, đến nay cũng đã hơn 50 năm tuổi Đảng. Bà luôn tâm niệm sống một cuộc đời trong sạch noi gương cụ Hồ. Tất cả những điều bà làm đều không màng đến lợi ích vật chất mà xuất phát từ tấm lòng.
Tấm lòng thơm thảo, nhân hậu của bà Dung cũng được nhiều người biết đến khi cho sinh viên nợ tiền cơm đến hàng tháng trời. Hỏi ra mới biết, sau khi nghỉ hưu ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bà Dung có mở một quán cơm phục vụ cho sinh viên các trường quanh khu vực như: Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Công Đoàn...Cũng từng là cán bộ giảng dạy, bà thấu hiểu được sự vất vả của những sinh viên học xa nhà nhưng thiếu thốn đủ thứ, bà Dung hằng ngày vẫn cho nhiều nhóm bạn ăn cơm trưa nhưng nợ tiền.
Bà kể: “Cứ từng nhóm 5-7 đứa ăn cơm trưa mà nợ tiền tôi cả tháng trời, đến khi tôi tính ra thì lên đến mười mấy triệu. Thời ấy khốn khó, tôi bán quán cơm nhưng vẫn phải đi trả nợ. Bạn bè tôi là giảng viên các trường đại học bảo tôi cứ viết danh sách lên trường sẽ cho xử lý. Nhưng thương các em sinh viên đi học vất vả bây giờ nhà trường lại giữ bằng thì kiếm việc thế nào”.
Cô Nguyễn Thị Tuyết – Tổ trưởng Tổ dân phố số 32, phường Trung Liệt, Đống Đa nhận xét: “Bà Dung là một đảng viên gương mẫu trong chi bộ. Tháng nào bà cũng đi họp vào mùng 3 hàng tháng. Đối với việc bà mở quầy báo miễn phí, chúng tôi rất ủng hộ. Bản thân tôi cũng mang biếu bà Dung báo để góp cho mọi người cùng đọc”.
Có lẽ vì cái tâm sáng đó bà luôn được bà con trong phố yêu mến, ủng hộ. Nhiều người lặn lội từ những nơi xa đến chỉ để biếu bà những tờ báo đã nhàu. Và cứ mỗi ngày, sạp báo của bà lại tràn ngập tiếng cười, í ới gọi “bà Dung ơi”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông
Gương sáng 02/02/2025 15:45
Những “chiến binh thầm lặng” giữ phố phường sạch đẹp đón Tết
Gương sáng 28/01/2025 18:11
Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn
Gương sáng 21/01/2025 17:54
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật
Gương sáng 31/12/2024 20:22
Chuyện về người tuần đường mẫn cán
Gương sáng 31/12/2024 08:17
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33