Cố gắng hạn chế tối đa tai nạn lao động
Liên đoàn Lao động thành phố thăm, trao hỗ trợ gia đình 4 nạn nhân tử vong do sập giàn giáo | |
Hà Nội: Sập dàn giáo công trình xây dựng, 4 người thương vong |
Tai nạn lao động vẫn diễn biến phức tạp
Ông Nguyễn Hồng Dân- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng, các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, qua đó góp phần cải thiện điều kiện lao động, môi trường làm việc. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động trên địa vẫn diễn biến phức tạp.
Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trình xây dựng số nhà 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng). |
Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 694 vụ tai nạn lao động, trong đó có 190 vụ làm chết người, tăng 74,3% số vụ việc, tăng 200% số vụ có người chết và tăng 77% số người thương vong so với giai đoạn trước đó. Năm 2019, số vụ tai nạn lao động vẫn trên đà tăng khi toàn thành phố xảy ra 452 vụ (bằng 65% số vụ so với cả giai đoạn 2016-2018), làm 464 người bị nạn. Đáng lo hơn, hơn 40% số vụ tai nạn lao động trên địa bàn Hà Nội xảy ra ở lĩnh vực xây dựng, trong các công trình nhỏ, lẻ, nhà dân do ngã từ trên cao, vật rơi từ trên cao, sập giàn giáo… Đa số nạn nhân của các vụ tai nạn lao động là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nên khi không may gặp tai nạn, họ không được bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội, gây thiệt thòi về nhiều mặt.
Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội đã xảy ra một số vụ việc tai nạn lao động đau lòng xảy ra ở lĩnh vực xây dựng mà mới đây nhất là sự cố mất an toàn lao động tại công trình số 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) làm 4 người tử vong. Vụ việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về bảo đảm an toàn lao động tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhà dân. Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân lưu ý, số vụ tai nạn lao động xảy ra trên thực tế có thể lớn hơn số liệu thống kê. Bởi, số lượng doanh nghiệp, chủ dự án, chủ đầu tư, chủ sở hữu báo cáo về tình hình an toàn lao động nói chung, trong lĩnh vực xây dựng nói riêng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là
Nói về những nguyên nhân khiến tình trạng tai nạn lao động xảy ra ở lĩnh vực xây dựng, công trình nhỏ lẻ, nhà dân có xu hướng tăng, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân nhận định, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh, các công trình xây dựng, dự án giao thông mọc lên khắp nơi. Số lượng dự án, công trình xây dựng tăng, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động tăng theo. Hơn nữa, sau thời kỳ giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều công trình tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công, lơ là triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, nên nguy cơ tai nạn càng tăng lên.
Về phía người sử dụng lao động, đa số đơn vị, doanh nghiệp, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình… đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có quy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc; tổ chức tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số đơn vị còn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động. “Bằng chứng là qua công tác thanh tra, kiểm tra, trung bình mỗi năm, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục công trình xây dựng vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng…”- ông Nguyễn Hồng Dân cho biết.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Dân, tai nạn lao động xảy ra cũng có một phần lý do từ sự chủ quan lơ là của người lao động. Không khó để nhận thấy, tại các công trình xây dựng, nhất là ở những công trình nhỏ lẻ, nhà dân vẫn có tinh trạng người lao động không mặc bảo hộ lao động, không thắt dây an toàn khi làm việc. Ngoài ra, việc theo dõi, kiểm tra bảo đảm an toàn lao động tại các công trình xây dựng dân dụng, nhà của người dân thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp cơ sở, nhưng công tác này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức…
Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra ở các công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhà dân, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho rằng, trước hết, người sử dụng lao động và người lao động tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trong đó, người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thi công; hướng dẫn người lao động thi công đúng quy định. Còn người lao động cần chủ động đề nghị chủ công trình bảo đảm các điều kiện an toàn, nếu thấy phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người lao động nên từ chối làm việc.
Từng bước đẩy lùi tai nạn lao động
Ông Nguyễn Hồng Dân cũng cho biết, với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực này, thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng thành lập 2 đoàn kiểm tra, đi kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại 20 công trình xây dựng. Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, nhắc nhở, xử phạt vi phạm một số đơn vị. Trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng. Ngoài ra, Sở tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường quản lý về an toàn lao động trên địa bàn, trong đó quy định rõ trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở đối với việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhà dân; đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, người lao động về vấn đề này.
Ông Nguyễn Hồng Dân cho biết thêm, riêng về vụ việc mất an toàn lao động tại công trình số 16 Nguyễn Công Trứ, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ việc, Theo đó, Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an thành phố và UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm tổ chức điều tra, giải quyết vụ việc này theo quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị khẩn trương phối hợp rà soát, kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn, đặc biệt lưu ý việc bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, xử lý nghiêm chủ thể vi phạm, cương quyết dừng thi công hoặc dừng sử dụng máy móc, thiết bị khi phát hiện có nguy cơ thiếu an toàn. Với các giải pháp đã, đang triển khai, hy vọng tình trạng tai nạn lao động nói chung, tại công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhà dân nói riêng sẽ từng bước được khắc phục. /.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49