Cô gái xương thủy tinh và “giấc mộng hoa hồng”
Không đầu hàng số phận
Tôi gặp chị Thương vào một chiều mùa đông, khi cái lạnh của gió mùa thấm dần vào cơ thể. Chị nằm trên giường, không thể cử động được “đôi chân teo nhỏ” chỉ có đôi mắt mở to và các ngón tay di con chuột trên bàn phím. Miệng nói, tay chị vẫn thoăn thoắt làm đồ hand-made (con giống, tranh…). Chị Thương bảo, chị vừa mới bị gãy tay. Những lần bị gãy xương tay, chân như thế không phải là ít với người mắc bệnh xương thủy tinh như chị.
Với Thu Thương, khi cất tiếng khóc chào đời là tiếng khóc đau đớn vì xương chân bị gãy. Thấy đôi chân của Thương, bà đỡ không ngần ngại dùng lực lôi mạnh. Cú lôi mạnh khiến đôi chân Thương bị gãy, để rồi khi dốc ngược cô lên, vỗ nhẹ vào mông, đặt cô nằm xuống giường, quấn tã, thân thể Thương tím tái, tiếng khóc lịm dần. Trở về từ trạm xá, trong mấy tháng đầu, mỗi lần thay tã là một lần Thương khóc thét hàng tiếng đồng hồ. Tiếng khóc chỉ ngừng khi Thương đã lịm đi vì đau đớn. “Ngày ấy bố mẹ tôi không biết đến bệnh xương thủy tinh nên không biết tôi bị gãy chân”, Thu Thương tâm sự. Được vài tuổi, cô bé Thương tiếp tục gãy xương vì bạn bè ngã vào người,… Nhiều lần như thế, bố mẹ Thương biết xương con gái mình, có thể gãy bất cứ lúc nào nên ra sức chăm sóc bảo vệ cô.
Nhớ lại những tháng ngày bị gãy xương, gương mặt Thương thoáng hiện nét đau đớn. Mỗi lần gãy xương là một tình huống khác nhau. Cuộc sống lại nhiều sự va chạm, không thể tránh khỏi nên giờ được lành lặn lúc nào là hạnh phúc lúc ấy”.
Chấp nhận sự thật, cô bé Thương sống co mình lại. Cô sợ những lần gãy xương đau đớn cùng với nỗi tủi thân trong người. Trong mắt hàng xóm láng giềng, Thương là trung tâm của mọi sự dị nghị, bàn tán…. Bởi càng lớn, chân tay Thương càng nhỏ hơn trong khi đầu và mình to ra. Không ai nghĩ cô là người khuyết tật, bản thân Thu Thương cũng không khi nào nghĩ mình là người khuyết tật. Thế nên, khi xem phóng sự về người khuyết tật, Thương ôm mặt khóc.
54904Sau khi chấp nhận được sự thật “mình là người khuyết tật” ở tuổi 20, Thu Thương bắt đầu suy nghĩ về cuộc sống. Cô nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người khuyết tật vươn lên, trở thành người có ích cho xã hội, Thương nghĩ mình phải nằm trong số đó. Thương bắt đầu nghĩ đến việc học nghề để kiếm ra tiền nuôi sống bản thân. Sau khi được cha mẹ ủng hộ, Thương được đưa đến một trung tâm dạy nghề dành cho người khuyết tật ở ngoài thành phố. Tại đây cô được dạy đan đèn. Sau những bỡ ngỡ ban đầu, Thương tiếp thu bài khá nhanh. Để nhớ bài lâu hơn, Thương dung kim châm vào tờ giấy trắng những kí tự mình cần nhớ. Từ mô hình đèn đơn xơ, Thương sáng tạo thêm những hoa văn bắt mắt và phát triển thêm công năng sử dụng lắp thêm đui đèn bóng điện thắp sáng. Nhờ sự chăm chỉ, cần cù cùng những sáng tạo không ngừng nghỉ, Thu Thương nhanh chóng trở thành “bậc thầy” về làm đèn. Không dừng lại ở đó, cô học thêm nghề đan cườm, đan len…. Nhờ thay đổi suy nghĩ cộng với sự vươn lên, Thu Thương đã làm được những điều mình muốn.
“Nữ anh hùng thầm lặng của người khuyết tật”
Với Thương, ai cũng có một khao khát, ước mơ, với người khuyết tật, họ càng khao khát mãnh liệt là vượt qua nỗi đau khiếm khuyết để vươn lên, làm chủ cuộc sống và kinh tế của mình. Nhưng để làm được điều đó, họ cần “đòn bẩy”. Ngày ấy, sản phẩm khăn len, đèn, túi đan bằng hạt cườm nhận được nhiều lời khen ngợi từ mọi người nhưng sản phẩm bán không chạy, Thu Thương nghĩ đến việc bán hàng qua mạng. Nhà nghèo, không có máy tính, chị đành phải đợi thời cơ. Lúc đó, chị gái của Thương mua máy tính cho con học nhưng không dung đã cho chị mượn. Thương mở một trang bán hàng qua facebook và một số trang thông tin khác để bán đồ handmade. Vừa bán hàng, Thương vừa tham gia một số trang kết bạn qua mạng. Tại đây, chị làm quen và chơi thân với một anh tên Thương, bị khiếm thị, đang định cư ở Úc. Khi hai người đang nói chuyện với nhau, chiếc máy tính cũ sập nguồn. Biết chuyện, anh Thương hỗ trợ 5 triệu đồng để chị mở rộng bán hàng qua mạng. “Anh Thương chính là người gỡ nút thắt để tôi sống tự lập, dù là người khuyết tật. Nhờ anh ấy, tôi hiểu người khuyết tật nào cũng muốn vươn lên nhờ vào những đòn bẩy trong cuộc sống. Bởi người khuyết tật rất khó khăn trong việc kiếm tiền nuôi sống bản thân mình” – chị tâm sự.
54902Giấc mơ mở trung tâm việc làm cho người khuyết tật bắt đầu nhen nhóm từ đó. Để thực hiện được ước mơ, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho mọi người, Thương sẵn sàng làm mọi việc. Chị không bao giờ quên được 5 ngày phải sống trong sự dối trá, lừa gạt. Biết chị hát hay, có một người chuyên giúp đỡ những người khuyết tật có giọng hát hay kiếm tiền bằng giọng hát đã đến nhà xin phép bố mẹ chị cho đi biểu diễn. Bố mẹ cũng tưởng thật nên đồng ý. Hôm đó, Thương theo người kia cùng vài bạn khuyết tật xuống Hải Phòng để hát. Sân khấu được dựng tại một ngã tư đường phố, thay vì được hát bằng giọng thật của mình, Thương phải hát nhép theo đĩa nhạc đã được bật sẵn. Giữa tiết trời mùa hè oi bức, chị phải hát từ sáng đến trưa, mệt mỏi, cực khổ nhưng chỉ nhận được vài chục nghìn từ người vãng lai. Có những tối, chị nằm khóc vì hành động không minh bạch. Được 5 ngày, chị đòi về nhà vì không thể gian dối.
Cơn khủng hoảng đi qua, cô gái nhỏ Thu Thương lao vào cuộc vận động các nhà hảo tâm xin tài trợ cho lớp dạy nghề gồm 6 người ăn học trong 2 tháng tại nhà cô. Sau những thành công bước đầu trên con đường kiếm tìm cuộc sống tốt hơn cho người khuyết tật, Thương quyết định mở nhà xưởng, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Tâm sự về ý tưởng này, Thu Thương cho biết: “Ý tưởng bắt nguồn từ ý nghĩ muốn giúp người khuyết tật có cuộc sống độc lập, không phụ thuộc vào người khác. Nhà xưởng sẽ là sân chơi, nơi giao lưu, làm việc cho những người có ý chí vươn lên”. Hiện tại, ước mơ này đã thực hiện được 50% vì đang xây đựng, còn phải tìm người, đào tạo… Hiện tại Thu Thương đang làm giám đốc Trung tâm dạy nghề Thương Thương tại địa phương cô sinh sống.
Nhìn lại quãng đường vất vả đã qua, Thương luôn tự động viên mình phải cố gắng. Thu Thương là một trong 24 hạt giống tâm hồn của Việt Nam, là “Anh hùng thầm lặng của người khuyết tật”. Để có được ngày hôm nay, đó là cả quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ và sự giúp đỡ của mọi người.
Thu Mây
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30