Cô gái bị xương thủy tinh với ước mơ làm cô giáo
Liên tục gãy xương suốt 23 năm
Câu chuyện cô gái 25 tuổi Nguyễn Thị Ngọc Tâm (SN1990), trú tại Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, Nam Định, bị bệnh xương thủy tinh mang “cột sống hình S”, với những số lần gãy xương nhiều không đếm hết được luôn khao khát được cống hiến cho đời.
Chia sẻ với phóng viên là bà Nguyễn Thanh Sự (53 tuổi), mẹ đẻ của Tâm cho biết: “Theo chuẩn đoán của các bác sĩ, Tâm bị canh hóa loãng xương thủy tinh. Trước đây, chúng tôi đều làm trong trường Cao đẳng xây dựng Nam Định. Tuy nhiên đến khi Tâm bị bệnh thì tôi phải nghỉ ở nhà vì xin nghỉ đưa con đi viện quá nhiều”.
57215
Khi Tâm được hơn 2 tuổi, gia đình đưa em đi Bệnh viện Nhi Thụy Điển để phẫu thuật chân do lúc đẻ một chân của em bị quặt ngược lên trên bụng không thể duỗi thẳng. Sau lần phẫu thuật đó, chân em có thể duỗi được nhưng em vẫn không thể đi lại.
Nước mắt lưng tròng bà Sự cho biết: “Các bác sĩ cũng hẹn phỗ thuật thêm nhiều lần nữa nhưng họ nói những cái khớp của em bị vặn hay làm sao đó cần phải đặt lại cho đúng vị trí mà Tâm không đủ sức khỏe. Tâm hay bị gẫy xương, gẫy nhiều đến nỗi không thể nhớ nổi bao nhiêu lần chỉ nhớ là chuyện bó bột thì như cơm bữa. Cứ gẫy rồi lại bó, rồi lại gẫy, lại bó…”
Mỗi lần Tâm đi viện là em đi thẳng tuyến tỉnh chứ bệnh viện huyện không đủ khả năng giải quyết. “Tôi hay nói đùa là đây là bệnh nhân VIP rồi, các bác sĩ ai cũng nhớ hết mặt của Tâm. Khi nhìn thấy Tâm thì đã biết bị bệnh gì rồi. Giờ trong nhà Tâm còn có cả máy thở nữa”, bà Sự chia sẻ thêm.
Trước đó, Tâm cũng được tặng một chiếc xe lăn nhưng em không đủ sức để điều khiển và di chuyển chiếc xe do chiếc xe quá to còn Ngọc Tâm thì chỉ nặng 15kg, ngồi lọt thỏm. Nếu muốn ra ngoài cho thoáng thì bố mẹ thường cho em ngồi lên chiếc xe ba bánh mà bố em tự chế đẩy xung quanh sân vườn.
Sau này đến tuổi đi học, biết con có nguyện vọng đến trường như bao bạn khác, gia đình em cũng tạo mọi điều kiện hết sức có thể.Những ngày bố mẹ bận thì ông bà ngoại đưa đi. Và kết quả là 9 năm liền em đều là học sinh giỏi.
Mong được làm cô giáo
Cô gái xương thủy tinh này có một quan điểm sống hết sức đơn giản đó là, cuộc sống lúc nào cũng phải vui cười, phải lạc quan.Một ngày được sống là phải cống hiến tất cả những gì mình có thể.
Những năm tháng Tâm học Tâm luôn khát khao mình có thể học cao hơn nữa nhưng em phải bỏ dở giữa chừng con đường học vấn của mình do điều kiện sức khỏe không đảm bảo, trường học lại cách xa, nhà không có xe máy để đưa đi.
Lúc nghỉ học, Tâm cũng buồn, trong khi các bạn cùng trang lứa đi học thì em lại ở nhà không biết làm gì. Rồi để cho thời gian trôi nhanh qua, em đã đọc sách, làm thơ và sau đó là kèm thêm cho những em học sinh cấp 1 cấp 2, tất cả các lớp. Bất kể các em nào có nhu cầu muốn được học.
Tâm bảo: “Em thì trình độ không cao những biết đến đâu em sẽ hướng dẫn đến đó. Em cũng không cố định trong một môn mà em mở rộng ở nhiều môn. Dù không biết nhiều nhưng em cũng cố gắng tìm thông tin làm đề cương cho các em theo đề cương mà cô giáo bộ môn đưa cho các em. Và đó là một cách em thực hiện một góc cạnh nào đó của em là được trở thành cô giáo. Mặc dù biết là cô giáo phải có bằng cấp, chứng nhận của Nhà nước trong khi em chỉ là....”
Em không cam lòng nhìn thấy bố mẹ quá vất vả vì phải lo cho em nên tự mình tập đứng, tập đi mặc cho những cơn đau buốt trong xương tủy giày vò cơ thể nhưng chớ trêu thay, ông trời lại phụ lòng người tốt, em vẫn không thể đi lại được.
Nhưng cũng không vì thế mà em từ bỏ khát vọng sống có ích và ước mơ nhỏ bé được làm cô giáo của mình. Tâm luôn chọn cách chống chọi với bệnh tật như lời bố em dặn là “Con phải học cách đối mặt với nó, áp đảo nó và không chấp nhận đầu hàng thì con mới thắng được nó”.
57217
57216
Ngoài thời gian kèm các em học sinh, Ngọc Tâm còn dành thời gian làm thơ, vẽ tranh, viết bài dự thi gửi các báo. Trong cuộc thi "Tôi có 1 ước mơ" trên đài truyền hình Việt Nam, Tâm đã từng là một trong số những người đoạt giải. Mỗi khi nhận giải thưởng, em đều trích tiền mua sách cho các em học sinh của mình.
Khi được hỏi về ước mơ của mình, Tâm thẳng thắn trả lời: “Nếu có một điều ước, em ước mình có sức khỏe bởi có sức khỏe là có tất cả. Khi có sức khỏe rồi, em có thể kèm thêm cho các em học tập, làm nhiều bài thơ, viết nhiều bài dự thi để có nhiều tiền mua sách cho các em, phần nào phụ giúp cha mẹ tiền thuốc của mình. Em mong ước có thể mang những vần thơ do chính mình làm được, đi đến thật nhiều nơi để được đọc và truyền niềm tin yêu vào cuộc sống tươi đẹp cho các bạn có hoàn cảnh giống với em ở mọi nơi”.
Theo Thành An/ Sức khỏe cộng đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Tin khác
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Cộng đồng 03/02/2025 09:36
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa
Cộng đồng 01/02/2025 17:39
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ
Cộng đồng 01/02/2025 16:06
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội
Cộng đồng 01/02/2025 06:11
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết
Xã hội 30/01/2025 09:12
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết
Cộng đồng 30/01/2025 06:38
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?
Cộng đồng 29/01/2025 22:17
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Cộng đồng 29/01/2025 22:15
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản
Cộng đồng 29/01/2025 14:46
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 29/01/2025 14:30